Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị lừa 6.000 USD khi ‘cho mượn’ tinh trùng

Người đàn ông Malaysia được hứa hẹn khoản tiền công 240.000 USD nếu “cho mượn” tinh trùng bằng hình thức quan hệ tình dục và giúp một phụ nữ có thai.

Ông Lee (phải), 49 tuổi, bị lừa hơn 6.000 USD khi đăng ký hiến tinh trùng qua quảng cáo trên Internet.

Người đàn ông, 49 tuổi, ở Malaysia đã mất 25.000 ringgit (hơn 6.000 USD). Ông bị lừa khi cung cấp thông tin cá nhân trên quảng cáo "tìm người cho mượn tinh trùng" bằng hình thức quan hệ tình dục.

Nạn nhân, tạm gọi là Lee, cho biết ông thấy quảng cáo trên Internet và bị thu hút bởi hình ảnh một cô gái hấp dẫn. Người đàn ông cuối cùng đã cung cấp thông tin cá nhân để chấp nhận hiến tinh trùng.

Sau đó, một người phụ nữ tự nhận là người Singapore, tên Chen Hui Ru, liên lạc với ông qua WhatsApp. Cô nói ông sẽ hiến tinh trùng bằng cách quan hệ tình dục và giúp cô có thai.

“Chen gửi cho Lee một bức ảnh và nói đó là cô ấy. Cô còn gửi nhiều tin nhắn thoại để tăng độ thuyết phục. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng bức ảnh thuộc về một công ty người mẫu”, ông Michael Chong, người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ Công cộng và Khiếu nại Malaysia, cho biết trong họp báo ngày 24/9.

Vấn đề bắt đầu khi Chen yêu cầu ông Lee gửi 1.000 ringgit (240 USD) để kết nối với luật sư cá nhân. Theo cô, đây là người sẽ làm việc chính với ông trong quá trình “cho mượn” tinh trùng. Vị luật sư sau đó gửi cho ông Lee một hợp đồng qua WhatsApp và hứa sẽ trả ông 1 triệu ringgit (240.000 USD) nếu giúp cô Chen thụ thai thành công.

lua dao hien tinh trung anh 1

Ông Chong (trái) và ông Lee (giữa) trong buổi họp báo ngày 24/9.

Theo thỏa thuận, ông Lee sẽ nhận được 300.000 ringgit (72.500 USD) trong vòng 48 giờ sau khi ký hợp đồng. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán khi ông giúp cô Chen thụ thai. Tên của một công ty luật địa phương đã được viết trong hợp đồng để tăng độ uy tín.

Vị luật sư yêu cầu ông Lee chuyển thêm 24.000 ringgit (5.800 USD) “phí xử lý” hồ sơ và sẽ gửi 300.000 USD cho ông sau đó. Ông Lee tiếp tục chuyển tiền cho kẻ lừa đảo. Chỉ khi được yêu cầu chuyển thêm 30.000 ringgit, ông mới nhận ra mình bị lừa.

Ông liên hệ với lãnh đạo Cơ quan Dịch vụ Công cộng và Khiếu nại để tìm lời khuyên. Cơ quan này nhanh chóng điều tra và liên lạc với các bên có liên quan trong vụ án. Công ty luật có tên xuất hiện trong hợp đồng xác nhận Chen không phải khách hàng của họ. Những kẻ lừa đảo đã sử dụng trái phép danh nghĩa của công ty.

“Chúng tôi nghi ngờ những kẻ lừa đảo làm việc cho một tổ chức tội phạm ở địa phương. Chúng sử dụng tên của các công ty luật gần đây để lừa đảo người dân. Tin nhắn thoại của người phụ nữ tên Chen Hui Ru không phải giọng địa phương và nghe như người máy. Tiếc là Lee không nhận ra”, ông Chong giải thích.

Elon Musk phủ nhận hiến tinh trùng cho thành phố Sao Hỏa

Trong bài đăng trên trang cá nhân, Elon Musk đã phủ nhận việc ông hiến tặng tinh trùng của mình để giúp thành lập một thuộc địa trên Sao Hỏa.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Đông Tùng

Ảnh: The Star

Bạn có thể quan tâm