Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8 g dưới dạng bột hay sắc uống.
Tăng cường chức năng miễn dịch: cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp ích tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ xưa đến nay được xem là món ăn tẩm bổ.
Uống nước muối hoặc trà thảo dược trước khi ăn vải để tránh bị nóng. Ảnh: Servingjoy. |
Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Tuy nhiên, ăn vải nhiều rất dễ bị nóng.
Tuy nhiên, loại quả này lại chứa nhiều đường, có thể gây nóng trong người, nhiệt miệng, dị ứng, đau họng nếu ăn quá nhiều.
Dưới đây là một số phương pháp giúp hạn chế việc gây nóng cho cơ thể sau khi ăn vải:
Uống một chút nước muối, trà thảo dược, canh bí đao, chè đậu xanh trước khi ăn quả vải sẽ có tác dụng giải nhiệt.
Khi ăn quả vải, nên ăn cả lớp vỏ mỏng màu trắng sau lớp vỏ dày sẽ giúp giải nhiệt.
Luộc vỏ quả vải và lá vải tươi làm nước uống có thể hạn chế khả năng gây nóng cho cơ thể sau khi ăn vải.
Để tránh cơ thể không bị nóng sau khi ăn vải, nhiều người thường có thói quen ngâm quả vải trong nước muối khoảng một tiếng rưỡi sau đó mới ăn.
Ngoài ra, nên hạn chế số lượng khi ăn. Người bình thường không nên ăn quá 10 quả trong một lần ăn.
Quả vải chứa nhiều đường nên nếu ăn khi đói sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra hiện tượng đầy hơi. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều quả vải khi "bụng rỗng" sẽ khiến lượng đường trong cơ thể đột ngột dư thừa và xảy ra tình trạng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
Lưu ý: Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ dập, úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe.
Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu chứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.