Bí quyết loại bỏ độc tố trong măng để tránh nguy hại khi ăn
Măng tươi chứa Cyanide (là một gốc axit, có đặc tính rất độc, gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng, thậm chí có thể tử vong) trong khi không phải ai cũng biết cách khử độc.
Lợi - hại khi ăn măng?
Nhiều người cho rằng, măng là một trong những đồ ăn vô bổ, thậm chí không ít người nghĩ rằng ăn nhiều măng sẽ "hại máu". Nhưng kỳ thực đây là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị. Trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, măng còn có nhiều tác dụng khác như trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu...
Tuy được sử dụng phổ biến nhưng măng lại có độc tố Cyanide (là một gốc axit, có đặc tính rất độc, gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng, thậm chí có thể tử vong). Vì vậy, những người bị đau nhức, cơ thể mệt mỏi, người vừa ốm dậy hay người có đường tiêu hóa không tốt… thường được khuyên nên hạn chế đưa măng vào thực đơn hàng ngày.
Dấu hiệu bị nhiễm độc do ăn măng
Tùy theo hàm lượng cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5-30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, khi có các triệu chứng nêu trên, cần lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất.
Một số cách sơ chế để an toàn khi ăn
Độc tố có trong măng nhiều hay ít là khác nhau do từng loại măng khác nhau. Đối với măng thường, sau khi sơ chế sạch sẽ, thái thành từng miếng vừa ăn, bạn nên luộc kỹ lại 2-3 lần, sau đó ngâm nước gạo, hoặc trong quá trình luộc bạn cho thêm một nắm lá rau ngót. Kiểm tra thấy măng mềm, mới nên đem ra chế biến thành món ăn.
Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong, luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.
Khi chế biến làm măng khô, trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt.
Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, độc tố trong măng là cyanide. Cyanide là một gốc axit (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc axit, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1 mg cho một kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg trong một kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), đây là một chất cực độc với cơ thể.
Nhiều người cho rằng, măng là một trong những đồ ăn vô bổ, thậm chí không ít người nghĩ rằng ăn nhiều măng sẽ "hại máu". Nhưng kỳ thực đây là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị. Trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, măng còn có nhiều tác dụng khác như trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu...
Tuy được sử dụng phổ biến nhưng măng lại có độc tố Cyanide (là một gốc axit, có đặc tính rất độc, gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng, thậm chí có thể tử vong). Vì vậy, những người bị đau nhức, cơ thể mệt mỏi, người vừa ốm dậy hay người có đường tiêu hóa không tốt… thường được khuyên nên hạn chế đưa măng vào thực đơn hàng ngày.
Dấu hiệu bị nhiễm độc do ăn măng
Tùy theo hàm lượng cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5-30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, khi có các triệu chứng nêu trên, cần lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất.
Một số cách sơ chế để an toàn khi ăn
Độc tố có trong măng nhiều hay ít là khác nhau do từng loại măng khác nhau. Đối với măng thường, sau khi sơ chế sạch sẽ, thái thành từng miếng vừa ăn, bạn nên luộc kỹ lại 2-3 lần, sau đó ngâm nước gạo, hoặc trong quá trình luộc bạn cho thêm một nắm lá rau ngót. Kiểm tra thấy măng mềm, mới nên đem ra chế biến thành món ăn.
Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong, luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.
Khi chế biến làm măng khô, trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt.
Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, độc tố trong măng là cyanide. Cyanide là một gốc axit (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc axit, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1 mg cho một kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg trong một kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), đây là một chất cực độc với cơ thể.
Theo MH/Báo Gia Đình & Xã Hội