Không bao bọc trẻ quá mức: Theo tạp chí Moms, cha mẹ không muốn con cái phải chịu đựng hoặc vất vả trong cuộc sống. Chính vì vậy, nhiều người bảo vệ con quá mức, không uốn nắn, dạy trẻ về các bài học quan trọng trong cuộc sống. Điều này khiến trẻ luôn tự ti và thiếu các kỹ năng đối phó, giải quyết vấn đề thích hợp khi phải tự mình điều hướng cuộc sống. Ảnh: Buzzfeed. |
Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc: Trẻ được dạy về mọi cảm xúc khác nhau ngay từ nhỏ sẽ biết cách thể hiện những cảm xúc đó và giao tiếp tốt hơn. Đặc biệt, khi trải qua những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, thất vọng, tức giận, trẻ hiểu rằng những điều này cuối cùng sẽ phai nhạt. Nếu vượt qua được, trẻ sẽ kiên cường hơn khi đối mặt với khó khăn. Ảnh: Thepragmaticparent. |
Giúp trẻ trở thành người giải quyết vấn đề: Việc dạy trẻ tự giải quyết vấn đề của riêng mình giúp con có khả năng phục hồi. Nhờ đó, khi gặp phải những chướng ngại vật lớn, trẻ sẽ có sự tự tin để có thể đối đầu trực tiếp. Ảnh: Moms. |
Dạy trẻ tính độc lập: Nhiều phụ huynh thấy rằng việc tự mình làm sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với để trẻ tự làm. Tuy nhiên, cha mẹ giúp đỡ khiến trẻ không có được kinh nghiệm thực hiện các hoạt động hàng ngày, cách vươn lên từ thất bại. Ảnh: Parentingsolutions. |
Giúp trẻ hiểu quá trình quan trọng hơn kết quả: Tìm hiểu một thứ gì đó mới mẻ có thể khiến trẻ lo sợ không thành công trong lần thử sức đầu tiên. Đây là lý do cha mẹ có thể dạy con cái rằng hiểu quá trình quan trọng hơn việc đạt được kết quả cụ thể. Đôi khi, việc mắc lỗi có thể giúp trẻ học nhiều điều và tìm cách giải quyết vấn đề chính xác. Ảnh: Thebusinessjournals. |
Dạy trẻ cách thiết lập mục tiêu: Lý do mà mọi người đặt mục tiêu là để các vấn đề có thể được giải quyết sớm. Vấn đề càng nhỏ, mọi người càng có nhiều sự tự tin hơn. Điều này là bài học cần cha mẹ dạy cho con cái. Khi đặt ra mục tiêu hợp lý, trẻ sẽ xây dựng sức mạnh bên trong, tự tin giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ảnh: Allprodad. |