Tránh những thực phẩm gây loét miệng
Tránh ăn các loại trái cây họ cam quýt và những thực phẩm khác gây loét miệng như chocolate, đậu phộng, bột mì và hạnh nhân vì nó có thể tăng nguy cơ viêm loét miệng.
Chọn kem đánh răng
Trước khi mua kem đánh răng, phải kiểm tra thành phần và tránh mua những loại chứa natri lauryl suphate. Trong một số trường hợp, sử dụng kem đánh răng có chứa natri lauryl suphate có thể gây loét miệng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Tránh stress hoặc trầm cảm
Khi bạn bị stress hoặc trầm cảm, cơ thể giải phóng các hormone gây loét miệng. Vì vậy, hãy thư giãn cơ thể và tâm trí bằng những bài tập yoga và thở sâu khi bị stress.
Bổ sung dưỡng chất
Thiếu vitamin B12, sắt và axit folic trong chế độ ăn cũng khiến bạn có nguy cơ bị loét miệng tái phát. Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy ăn những thực phẩm chứa nhiều loại dưỡng chất này.
Tránh thực phẩm khó nhai, nóng và gia vị
Cần tránh những loại thực phẩm này vì chúng làm tăng nguy cơ loét miệng.
Dùng bàn chải đánh răng đúng cách
Phần lớn mọi người không ý thức được rằng sử dụng bàn chải đánh răng quá lâu có thể dẫn đến loét miệng tái phát. Vì vậy, hãy tạo thói quen thay đổi bàn chải hàng tháng và luôn dùng bàn chải lông mềm.
Tránh uống trà và cà phê khi đói
Lý do là vì điều này có thể dẫn tới sự tích tụ vi khuẩn trong miệng, gây loét miệng.
Súc miệng sau mỗi bữa ăn
Đừng quên súc miệng sau mỗi bữa ăn vì những mảnh vụn thực phẩm kẹt lại có thể dẫn tới axit hóa trong miệng và tăng nguy cơ bị loét miệng.
Điều trị những bệnh có thể gây loét miệng
Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm virus, bệnh đường ruột hoặc suy giảm hệ miễn dịch, bạn cần dùng thuốc được kê đơn. Những bệnh này cũng có thể gây loét miệng.