Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Biến chứng cần chú ý khi mắc tay chân miệng

Con gái tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm không và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như thế nào?

Con gái tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm không và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như thế nào?

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)

Bệnh tay chân miệng do virus thuộc họ enterovirus gây ra bao gồm Coxsackievirus A16, Coxsackievirus A6, Enterovirus 71 (EV-A71). Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh.

Căn bệnh này thường không nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan. Nó có thể lây lan nhanh chóng tại các trường học và trung tâm chăm sóc ban ngày.

Gần như tất cả người bệnh đều khỏe hơn sau 7-10 ngày mà không cần điều trị y tế. Các biến chứng của bệnh tay chân miệng rất hiếm gặp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần lưu ý các biến chứng dưới đây:

- Mất nước: Một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể bị mất nước nếu trẻ không thể nuốt đủ chất lỏng do lở miệng. Cha mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước bằng cách đảm bảo con mình uống đủ nước.

- Mất móng tay, móng chân: Mặc dù rất hiếm, người bệnh có thể bị mất móng tay hoặc móng chân sau khi mắc tay chân miệng. Hầu hết báo cáo về biến chứng này là ở trẻ em. Trong những trường hợp được báo cáo này, người bệnh thường bị mất móng tay trong vòng vài tuần sau khi bị bệnh. May mắn là móng thường tự mọc lại.

- Viêm màng não do virus (vô trùng): Mặc dù rất hiếm gặp, một số ít người mắc bệnh tay chân miệng bị viêm màng não do virus. Nó gây sốt, nhức đầu, cứng cổ hoặc đau lưng và người bệnh có thể phải nhập viện trong vài ngày.

- Viêm não hoặc bại liệt: Một số ít người mắc bệnh tay chân miệng bị viêm não (sưng não) hoặc tê liệt (không thể cử động các bộ phận của cơ thể). Biến chứng này cực kỳ hiếm.

Nếu mang thai, phụ nữ cần liên hệ với bác sĩ nếu nghĩ rằng mình có thể đã mắc bệnh hoặc từng tiếp xúc với bệnh nhân mắc tay chân miệng để được tư vấn. Mặc dù các biến chứng rất hiếm, bệnh sử của bệnh nhân và thời gian mang thai của phụ nữ có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Bạn đã từng cảm thấy muốn ăn uống gì đó khi buồn bực, tức giận? Hay thậm chí vui vẻ cũng làm bạn ngon miệng và ăn nhiều hơn? Đặc biệt là thèm ăn rất nhiều thực phẩm không lành mạnh? Đây thực sự là tâm lý của rất nhiều người nhưng thực tế, nó không tốt cho sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần của bạn.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo sẽ cho bạn thấy tác hại của việc ăn uống theo tâm trạng. Cuốn sách cũng là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần.

TP.HCM lo ngại nguy cơ chồng dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng

Các chuyên gia tại TP.HCM đã phát hiện ra EV71, chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại sau nhiều năm vắng bóng.

Độc giả Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm