![]() |
Cơn đau do viêm dạ dày thường nằm ở giữa bụng trên (vùng thượng vị). Ảnh: DigestivehealthUK. |
Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc bên trong dạ dày bị viêm và kích ứng. Tình trạng này có thể là cấp tính (viêm tạm thời) hoặc mạn tính (viêm kéo dài nhiều ngày). Viêm dạ dày cũng làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng khác, chẳng hạn loét dạ dày.
Viêm dạ dày cấp tính phát triển nhanh chóng và có thời gian ngắn. Ngược lại, viêm dạ dày mạn tính có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm nếu tình trạng này tiếp tục mà không điều trị.
Triệu chứng phổ biến
Theo Health Shots, một người bị viêm dạ dày có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu có, các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
- Khó tiêu
- Đau hoặc khó chịu ở bụng trên
- Buồn nôn, nôn
- Cảm giác đầy hơi quá sớm trong khi ăn
- Cảm giác quá no sau khi ăn
- Chán ăn
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), ngoài các triệu chứng ở trên, viêm dạ dày cũng có thể gây ợ và xì hơi.
Theo Medical News Today, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày, gây chảy máu tiêu hóa. Người bệnh nên tới bệnh viện ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng chảy máu trong dạ dày dưới đây:
- Nôn ra máu hoặc nôn trông giống như bã cà phê
- Phân đen hoặc có máu
- Chuột rút, khó chịu hoặc đau bụng
- Mệt mỏi
- Thở ngắn
- Chóng mặt
Nhận biết cơn đau do viêm dạ dày?
Đau do viêm dạ dày là ở dạ dày, nằm ở giữa bụng trên (vùng thượng vị). Đau do viêm nói chung sẽ có cảm giác như ở đâu đó ở bụng trên, nhưng bạn có thể không xác định được chính xác vị trí. Nếu bị loét, bạn có thể xác định chính xác hơn vị trí đau. Nó thường gây nóng rát hoặc đau nhói, cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn.
Biến chứng của viêm dạ dày
Thông thường, viêm dạ dày là tạm thời và không nghiêm trọng. Nhưng nếu viêm dạ dày kéo dài trong một thời gian, cuối cùng nó có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, dẫn đến các biến chứng.
Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và chảy máu dạ dày. Hiếm hơn, một số dạng viêm dạ dày mạn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nguy cơ này tăng lên nếu bạn bị mỏng niêm mạc dạ dày và thay đổi các tế bào niêm mạc.
Nước tăng lực sẽ gặm nhấm cơ thể bạn từ bên trong
Nhiều người thường nhờ tới các loại nước tăng lực khi mệt mỏi hay muốn nâng cao thể lực. Nếu thỉnh thoảng bạn uống các loại nước này thì không có vấn đề gì, tuy nhiên nếu chúng thường xuyên được uống hay phải uống mỗi ngày thì có một điều bạn nhất định nên biết. Đó là các thành phần của nước tăng lực.
Trong một chai nước tăng lực 125cc này có ghi thành phần nguyên liệu là “Carbohydrate (đường, đường lỏng glucose, fructose)”, bảng giá trị dinh dưỡng có ghi “Carbohydrate 19g”, tức là trong một chai nước này có chứa 19g carbohydrate.
Bộ Y tế - Lao động & Phúc lợi Nhật Bản đã ước tính, nhu cầu tối thiểu cho lượng carbohydrate loại tiêu hóa được trong một ngày là 100g. Uống một chai nước tăng lực 125cc này, bạn đã hấp thu gần một phần năm nhu cầu tối thiểu của cơ thể.