Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biến kế hoạch thất bại năm cũ thành mục tiêu trong năm mới

Thay vì ngó lơ bởi cảm giác thua kém và xấu hổ, bạn hoàn toàn có khả năng biến những dự định dang dở trong năm cũ thành kế hoạch khả thi năm mới.

Bạn có thể học hỏi từ sai lầm và chuyển hoá thất bại thành động lực thực hiện mục tiêu trong năm mới. Ảnh minh họa: Sam Lion/Pexels.

Sau một năm, chúng ta thường nhìn lại những điều đã và chưa đạt được. Nhiều người cảm thấy thất vọng về những kế hoạch thất bại, dự định bỏ lỡ.

Tuy nhiên, bạn có thể biến những thất bại trong năm cũ thành mục tiêu năm mới. Thay vì bỏ cuộc, chúng ta nên tiếp tục nỗ lực hiện thực hóa những dự định đã đề ra.

Theo Psychology Today, nếu áp dụng đúng phương pháp, bạn hoàn toàn có khả năng hoàn thiện kế hoạch tưởng chừng bất khả thi.

Chấp nhận thất bại

Một số người thường tránh nghĩ về những mục tiêu bỏ dở. Họ không dám thừa nhận bản thân đã bỏ cuộc và cho rằng đó là biểu hiện của sự yếu kém.

Sự xấu hổ và tự ti luôn che mờ những bài học ẩn chứa trong những lần vấp ngã, bỏ cuộc. Để thực sự chấp nhận thất bại, bạn cần bỏ qua cái tôi, dũng cảm đối mặt với thực tế.

Khi nhìn lại những điều dang dở, bạn sẽ nhận ra giới hạn của bản thân. Từ đó, bạn có thể cân nhắc điều chỉnh mục tiêu phù hợp với năng lực và hoàn cảnh sống.

Đón nhận thất bại là bước đầu trên hành trình rút kinh nghiệm và học hỏi.

muc tieu nam moi anh 1

Chấp nhận thất bại là khi bạn đã bắt đầu hành trình rút kinh nghiệm và phát triển bản thân. Ảnh minh họa: Samson Katt/Pexels.

Hối tiếc

Sự hối hận có khả năng giúp chúng ta học hỏi từ sai lầm trong quá khứ và thay đổi hành vi trong tương lai. Tuy vậy, hối tiếc thường kéo theo cảm giác tội lỗi nặng nề.

Thay vì để những cảm xúc tiêu cực lấn át, bạn có thể biến sự hối hận thành động lực hoàn thiện bản thân. Để làm được điều này, bạn cần luyện tập tư duy phản tư (tự quan sát và đánh giá bản thân).

Cảm giác hối hận cho thấy sự nỗ lực trong quá khứ chưa đủ để hiện thực hóa mục tiêu đã đặt ra. Từ đó, bạn sẽ biết cách đầu tư thêm công sức, tiền bạc, thời gian cho các dự định.

Hãy nhớ rằng trách cứ bản thân không phải phương pháp tốt để sửa chữa sai lầm.

Hình dung về bản thân trong tương lai

Bạn có thể sử dụng trí tưởng tượng để khắc họa hình ảnh bản thân trong 6 tháng hoặc một năm tới. Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm động lực hành động để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Ví dụ, khi đặt ra mục tiêu giảm cân, bạn nên nghĩ về dáng vẻ thon gọn của mình trong tương lai. Nếu giảm được 5-7 kg, bạn có thể diện những trang phục bó sát, khoét sâu, xẻ cao khoe đường cong cơ thể.

Chúng ta thường phá vỡ lời hứa với bản thân khi phải đối mặt với cám dỗ. Mỗi lần gặp thử thách, bạn cần lập tức liên tưởng về viễn cảnh hoàn hảo có thể đạt được nếu nỗ lực và cố gắng hơn.

Phá vỡ giới hạn

Chấp nhận rủi ro và sẵn sàng thử thách bản thân là thái độ cần có để hoàn thiện mục tiêu. Sức mạnh nội tại của con người là vô hạn.

Bạn có khả năng thực hiện những điều không tưởng, vượt qua giới hạn tự đặt cho bản thân. Chiến thắng chính mình là thành tích đáng tự hào nhất.

Bạn hoàn toàn có thể trở thành một diễn giả nổi tiếng dù đã từng mắc tật nói lắp, xuất bản thành công một cuốn sách dù từng đạt điểm kém môn Ngữ Văn ở trường học.

muc tieu nam moi anh 2

Chiến thắng bản thân đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian. Ảnh minh họa: Cottonbro Studio/Pexels.

Tiếp nhận lời phê bình từ sếp

Lời nhận xét của sếp có thể khiến bạn bực tức và không phục. Tuy nhiên, trước khi phản ứng nặng nề, bạn hãy tìm hiểu lý do và phản hồi sếp một cách chuyên nghiệp.

Nhớ sống hạnh phúc nhé! Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm