Đoàn người biểu tình cưỡi xe máy trên một đại lộ ở thành phố Bangkok trong nỗ lực cuối cùng nhằm buộc chính phủ từ chức hôm 9/12. Ảnh: Reuters |
Một người biểu tình giơ khẩu hiệu chống chính phủ. Ảnh: Reuters |
Khoảng 100.000 tới 200.000 người tham gia cuộc tuần hành tới trụ sở chính phủ Thái Lan hôm nay. Họ chia thành 9 đoàn dưới sự chỉ đạo của một tổ chức mang tên Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân. Tất cả các đoàn đều tiến về trụ sở chính phủ. Ảnh: Reuters |
Hôm nay bà Yingluck tuyên bố quốc hội sẽ giải tán và bầu cử sớm sẽ diễn ra để người dân lựa chọn một chính phủ mới vào ngày 2/2/2014. Tuy nhiên, người biểu tình vẫn tiếp tục tuần hành vì giải tán quốc hội không phải là mục tiêu của họ. Ảnh: Reuters |
Cựu thủ tướng Suthep Thaugsuban đứng trong biển người biểu tình hôm 9/12. Suthep tuyên bố rằng nếu những người biểu tình không thể lật đổ chính phủ trong ngày hôm nay, ông sẽ bỏ cuộc. Giới truyền thông ước tính dòng người do ông Suthep dẫn đầu có chiều dài tới 3 km. Ảnh: Reuters |
Ông Suthep muốn thành lập một "Hội đồng Nhân dân" để điều hành Thái Lan, bởi nếu bầu cử diễn ra, khả năng đảng Pheu Thai cầm quyền thắng cử sẽ rất lớn. Ảnh: Reuters |
Những người biểu tình nhảy múa bên ngoài trụ sở chính phủ. Ảnh: Reuters |
"Thủ tướng Yingluck đã ra quyết định quá muộn. Bà ấy giải tán quốc hội để chấm dứt biểu tình, song giờ đây những nhà lãnh đạo cuộc biểu tình mới là người quyết định tình hình", ông Chaiyan Chaiyaporn, nhà phân tích chính trị của Đại học Chulalongkorn tại Thái Lan, nhận xét. Ảnh: Reuters |
Việc các nghị sĩ Dân chủ đồng loạt từ chức khỏi quốc hội hôm 8/12. Giới quan sát dự đoán rất có thể đảng Dân chủ sẽ tẩy chay bầu cử khiến Thái Lan chìm sâu hơn vào khủng hoảng. Nếu diễn biến đó xảy ra, rất có thể phe thiểu số tại Thái Lan sẽ buộc một Thủ tướng do đa số dân bầu phải từ bỏ quyền lực. Ảnh: Reuters |