Ký sinh trùng là những sinh vật sống trong và ăn một vật chủ sống. Có nhiều loại giun sán ký sinh có thể cư trú ở người, chẳng hạn giun kim, sán dây, sán lá gan, giun móc, giun xoắn...
Nguy cơ nhiễm giun sán ký sinh cao hơn ở các vùng nông thôn hoặc đang phát triển. Đặc biệt, nguy cơ này cũng tăng cao hơn ở những nơi thức ăn và nước uống có thể bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém.
Cách bạn có thể nhiễm giun sán
Theo Webmd, bạn có thể nhiễm giun sán theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào loại giun. Nhiều khi bạn có thể vô tình nuốt phải giun hoặc trứng giun. Một số loại giun sán có thể chui qua da khi chúng còn non và nhỏ.
Đôi khi bạn nhiễm giun sán khi bị côn trùng nhiễm bệnh cắn hoặc khi ăn thịt từ động vật bị nhiễm bệnh. Giun sán được truyền qua nước tiểu hoặc phân của động vật hoặc người bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng giun sán ký sinh trùng ở người
Theo Healthline, có thể khó tin, nhưng không phải lúc nào bạn cũng biết có một vị khách không mời bên trong mình. Bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chúng có thể khá nhẹ. Các triệu chứng bạn có thể nhận thấy bao gồm:
- Buồn nôn.
- Chán ăn.
- Tiêu chảy.
- Đau bụng.
- Giảm cân.
- Mệt mỏi.
Ngoài ra, triệu chứng điển hình khác của một số loại ký sinh trùng có thể bao gồm:
- Sán dây: Cục u hoặc vết sưng dưới da, dị ứng, sốt, các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn co giật.
- Sán lá gan: Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để nhận thấy thêm các triệu chứng nhiễm sán lá gan. Chúng có thể bao gồm sốt và mệt mỏi.
- Giun kim: Giun kim đôi khi có thể gây ngứa hậu môn.
- Giun móc: Phát ban, ngứa, thiếu máu, mệt mỏi.
- Giun xoắn: Khi giun xoắn di chuyển qua dòng máu và xâm nhập vào các mô hoặc cơ khác, chúng có thể gây sốt, sưng mặt, đau cơ và đau đầu, nhạy sáng, viêm kết mạc (mắt đỏ).
Đi chân trần vào những khu vực đất có thể chứa phân tăng nguy cơ nhiễm giun sán. Ảnh: Naturundheilen. |
Cách phòng tránh nhiễm giun sán ký sinh
Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiễm giun sán ký sinh:
- Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thịt, cá hoặc gia cầm sống hoặc nấu chưa chín.
- Tránh ô nhiễm chéo trong quá trình chuẩn bị thực phẩm bằng cách để thịt riêng biệt với các thực phẩm khác.
- Khử trùng tất cả thớt, dụng cụ và mặt bàn đã chạm vào thịt sống.
- Không ăn sống rau cải xoong hoặc các loại cây nước ngọt khác.
- Không đi chân trần ở những nơi đất có thể chứa phân.
- Dọn dẹp chất thải động vật càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, bạn cần nhớ rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước vào những thời điểm này:
- Trước khi ăn.
- Trước khi chuẩn bị thức ăn.
- Sau khi chạm vào thịt sống.
- Sau khi đi vệ sinh.
- Sau khi thay tã hoặc chăm sóc người ốm.
- Sau khi chạm vào động vật hoặc chất thải của động vật.
Khi đi du lịch
Việc ngăn ngừa nhiễm giun sán ký sinh sẽ khó khăn hơn khi bạn đi du lịch, đặc biệt là đến những vùng có điều kiện vệ sinh kém. Vì vậy, đây là thời điểm bạn càng nên cảnh giác hơn. Khi đi du lịch, hãy thực hiện các bước sau:
- Hãy nhận biết thức ăn của bạn được chuẩn bị như thế nào.
- Chỉ uống nước đóng chai.
- Mang theo nước rửa tay khô. Xà phòng và nước là tốt nhất, nhưng nếu không có sẵn nước máy và xà phòng, nước rửa tay khô có thể giúp ngăn ngừa nhiễm giun sán ký sinh.
Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm. Rất nhiều loại vitamin, khoáng chất như folate (B9), B12, vitamin B1 (thiamine) và B6 (pyridoxine)... đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và xoa dịu trầm cảm.
Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.