Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biểu hiện trở nặng của trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, viêm cơ tim, viêm não.

Trẻ sốt cao kéo dài là biểu hiện bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng. Ảnh: Shutterstock

Theo TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), việc chăm sóc và theo dõi trẻ tay chân miệng, kịp thời phát hiện các biến chứng rất quan trọng.

Bệnh tay chân miệng ở Việt Nam có xu hướng xảy ra vào mùa hè và đầu thu. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, phổ biến là do nhóm Coxackievirus và Enterovirus 71. Hiện, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp chính là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

Hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày, giống như các sốt virus khác. Nhưng cũng có trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.

Khi bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện loét miệng, xuất hiện ban phỏng nước nổi gồ trên da, sốt. Bác sĩ Thúy cho biết đối với trẻ bị tay chân miệng ở mức độ nhẹ, chỉ có loét miệng và mọc ban da có thể được điều trị và theo dõi tại nhà. Phụ huynh chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn, uống đồ có vị chua hoặc có gia vị. Vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ hàng ngày tránh bội nhiễm.

Theo bác sĩ Thúy, bệnh tay chân miệng hiện chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh lây theo đường tiêu hóa để ngăn chặn nguồn lây

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; rửa sạch vật dụng ăn uống
  • Thường xuyên vệ sinh các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi ở lớp trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức - Znews, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Những sai lầm về tình dục gây hại sức khỏe

"Yêu" không an toàn, sử dụng biện pháp tránh thai cực đoan là một số sai lầm về tình dục có thể gây hại sức khỏe, đồng thời khiến các cặp đôi khó có được trải nghiệm thú vị.

Nên chườm nóng hay chườm lạnh để trẻ mau hạ sốt?

Chườm 2 kiểu là chườm ấm và chườm lạnh. Nếu lựa chọn không đúng sẽ gây hại cho cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt là khi bé đang sốt.  

Uống nước cam mỗi ngày có tác dụng gì?

Nước cam là thức uống dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, vậy uống nước cam mỗi ngày có tác dụng gì?


    Nguyễn Thuận

    Bạn có thể quan tâm