Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bố bán trâu, bán bò 'chạy' trường cho con

Bính nói mình là giảng viên một trường trong quân đội, có chồng làm ở Bộ Quốc phòng rồi nhận tiền, chạy trường, chạy việc.

Bố bán trâu, bán bò 'chạy' trường cho con

Bính nói mình là giảng viên một trường trong quân đội, có chồng làm ở Bộ Quốc phòng rồi nhận tiền, chạy trường, chạy việc.

Ngày 1/8, Phạm Thị Thanh Bính (SN 1957 ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bính là một cán bộ trong ngành quân đội nghỉ hưu nhưng đã nhận tiền của nhiều gia đình, hứa chạy trường, xin việc rồi chiếm đoạt tiền của họ.

Bính vẫn cố phân bua việc mình không chạy trường cho con các bị hại được là chuyện không may.

Trong vụ án này, bị hại nộp ít tiền cho Bính nhất là anh Trương Công Minh ở Yên Bái. Trong gia đình, Bính là dì họ của vợ anh Minh. Bính nói có thể xin cho con trai Minh vào học ở trường công nghệ thông tin của Bộ quốc phòng. Cầm tiền xong, Bính lặn mất, hơn 2 năm sau mới bị bắt theo lệnh truy nã. "Với mọi người, số tiền 34 triệu đồng có thể không lớn nhưng đó là cả gia tài của vợ chồng tôi. Chúng tôi đã bán cả trâu, bò đi lấy tiền đưa cho Bính, mong con có thể đi học, bớt vất vả như cha mẹ. Tôi yêu cầu bị cáo trả lại tiền cho tôi", anh Minh nói.

Năm 2009, chị Nguyễn Thị Tuyết ở Hưng Yên nghe bạn bè giới thiệu Bính là trung tá trong quân đội, có khả năng "chạy" vào học các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp ngành quân đội hoặc công an. Theo Bính, xin vào học trường trung cấp Cảnh sát nhân dân là 180 triệu đồng/người, Học viện kỹ thuật quân sự là 140 triệu đồng/người, Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Hà Nội là 40 triệu đồng/người.

Chị Tuyết nhờ Bính xin cho 2 con, 3 cháu và đưa tổng cộng số tiền là hơn 600 triệu đồng. Sự việc vỡ lở chị mới ngã ngửa vì tiền mất, tương lại con cháu dang dở. Theo bị hại, chồng Bính đã mất nhưng vẫn nói đang làm ở Bộ quốc phòng. Nhiều lần hẹn gặp mặt, chị ta đi từ trong trường ĐH của quân đội ra nên tin mọi điều Bính nói.

Trong số 16 bị hại của Bính, có nhiều gia đình cắm cả sổ đỏ, lấy tiền đền bù đất đai chạy trường, chạy việc cho con. Vì thiếu hiểu biết, họ gặp phải siêu lừa. Cơ quan tố tụng làm rõ, từ năm 2008 đến năm 2010, Bính đã lừa của 16 người với số tiền 2,9 tỷ đồng. Bị cáo đã khắc phục một phần hậu quả, còn chiếm đoạt của bị hại 1,6 tỷ đồng.

Trước tòa, Bính thừa nhận tiền của các bị hại và khẳng định mình đã chuyển tiền cho nhiều cô giáo để chạy trường. Theo lời Bính, tất cả giấy giao nhận giữa chị ta với những thầy, cô giáo đều là "mật", chỉ chị ta mới biết. Bính từ chối cung cấp giấy giao nhận tiền dù đó là tài liệu có lợi cho bản thân. Nhưng cơ quan điều tra đã xác minh, không có người nào đúng như danh sách mà Bính nhắc tới.

Sau khi xem xét hành vi của bị cáo, HĐXX nhận định, Bính không có chức năng, nhiệm vụ, khả năng xin việc làm, xin học ở nhưng vẫn nại ra để lừa nhiều người. Hành vi của bị cáo là nguy hiểm, ảnh hưởng uy tín của nhiều trường, gây dư luận xấu trong xã hội. Vì vậy, chủ tọa tuyên phạt Bính 15 năm tù giam.

nhật mai

Theo Infonet

nhật mai

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm