Ghana là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Việc khai thác vàng đã tồn tại ở đây hơn 3.500 năm. Được biết đến với tên gọi “Bờ biển vàng”, Ghana hiện là nơi sản xuất vàng lớn thứ 2 ở châu Phi, thứ 3 trên thế giới. Ảnh: Barcroft Images. |
Hơn 90% sản lượng vàng quốc gia khai thác từ khu vực Ashanti, Ghana. Tổng công ty khai thác vàng Ashanti hiện đại hóa cơ sở vật chất với các phương pháp khai thác thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, 10% sản lượng còn lại là mỏ vàng quy mô nhỏ của các thợ mỏ khai thác bất hợp pháp với các phương pháp lỗi thời và có hại. Ảnh: Barcoft Image. |
Khai thác vàng trái phép đang nổi lên ở Ghana những năm gần đây. Việc này hỗ trợ người dân trang trải cuộc sống hàng ngày. Từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá vàng tăng vọt mở ra cơn sốt vàng. Ảnh: Barcoft Image. |
Đầu năm 2013, Chính phủ Ghana thực hiện một chương trình để loại bỏ những người thợ mỏ khỏi những khu khai thác bất hợp pháp trên khắp đất nước. Công ty khai thác vàng Ashanti đã làm việc với cảnh sát để ngăn chặn việc khai thác trái phép trên các khu mỏ ngoài sự kiểm soát của họ. Ảnh: Barcoft Image. |
Những năm gần đây, không chỉ dân địa phương mà còn có sự xuất hiện của hàng nghìn người Trung Quốc đổ về Ghana mỗi năm để theo đuổi giấc mộng làm giàu. Họ đều là những người lao động không có giấy phép làm việc, không có visa và giấy phép cư trú. Ảnh: Barcoft Image. |
Chính phủ Ghana tìm mọi biện pháp ngăn chặn làn sóng tìm vàng của họ. Năm 2013, khoảng 170 thợ mỏ bất hợp pháp người Trung Quốc bị bắt giữ và trục xuất xuất khỏi Ghana. Ảnh: Barcoft Image. |
Sau chiến dịch chống lại nạn đào vàng bất hợp pháp do Tổng thống Ghana phát động, cảnh sát liên quân được ra lệnh truy quét những thợ mỏ bất hợp pháp trên quốc gia này. Ảnh: Mymetrotv. |
Những người đào vàng phải làm việc trong môi trường bùn lầy. Họ thiếu các trang thiết bị để bảo vệ cơ thể khỏi phơi nhiễm thủy ngân và các chất độc hại khi chế biến vàng. Ảnh: Barcoft Image. |
Chỉ huy cảnh sát khu vực Ransford Ninson nhấn mạnh: “Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các thợ đào mỏ bất hợp pháp”. Thực tế, các thợ đào mỏ quy mô nhỏ sử dụng các phương pháp khai thác cũ gây ô nhiễm nguồn nước, mặt đất và không khí. Họ sử dụng thủy ngân để chiết xuất vàng từ các trầm tích khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng, nguy hại đến sức khỏe của dân địa phương. Ảnh: Barcoft Image. |