Đề thi minh họa môn Toán học
Đề thi minh họa môn Ngữ văn
Đề thi tham khảo môn Vật lý
Đề thi tham khảo môn Sinh học
Đề thi tham khảo môn Hóa học
Đề thi tham khảo môn Lịch sử
Đề thi tham khảo môn Địa lý
Đề thi tham khảo môn Giáo dục Công dân
Đề thi minh họa môn Tiếng Anh
Đề thi minh họa môn Tiếng Đức
Đề thi minh họa môn Tiếng Nga
Đề thi minh họa môn Tiếng Nhật
Đề thi minh họa môn Tiếng Pháp
Đề thi minh họa môn Tiếng Trung
Trước đó, ngày 4/12, Bộ GD&ĐT thông tin về kỳ thi THPT quốc gia 2019, với một số thay đổi so với năm ngoái. Đó là Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, chứ không giao các sở như năm 2018. Trường đại học không phối hợp coi thi tại địa phương, quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi, phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi sẽ có camera giám sát 24/24.
Bên cạnh sự ủng hộ về phương án thi, một số giáo viên cho rằng định hướng nội dung kiến thức trong đề thi còn chưa rõ ràng.
Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên ở Hà nội, bày tỏ theo lộ trình công bố, năm 2018, nội dung kiến thức đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và 12. Tuy nhiên, xem xét kỹ nội dung đề trắc nghiệm môn Sinh học năm 2018, chỉ có nội dung học kỳ I của năm học lớp 11 ở tất cả đề thi. Thực tế có học sinh "trúng tủ", gây bất lợi với bạn học thật, thi thật.
Năm 2019, Bộ GD&ĐT công bố nội dung thi “chủ yếu là chương trình lớp 12”, một thuật ngữ rất mơ hồ. Bộ nên công bố tỷ lệ tương đối giữa các lớp, ví dụ 10% lớp 10; 20% lớp 11 và 70% lớp 12 để giáo viên và học sinh có định hướng ôn thi tốt hơn.
Thầy Công đề xuất học kỳ I của năm học 2018-2019 đã dần kết thúc, Bộ GD&ĐT cũng nên công bố thời điểm có đề minh họa để học sinh và giáo viên chủ động, có cơ sở đánh giá sức học, mức độ đề, từ đó có kế hoạch chuẩn bị ôn tập tốt hơn.