Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ GD&ĐT phải xem xét việc tuyển sinh ngành Kỹ thuật bằng Văn, Sử, Địa

Thủ tướng đã giao tổ công tác truyền đạt ý kiến của người đứng đầu Chính phủ về 6 vấn đề đang được dư luận quan tâm, trong đó có tổ hợp xét tuyển đại học 2018.

Sáng 28/3, tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ GD&ĐT. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, ghi nhận sự cố gắng lớn của Bộ GD&ĐT năm qua có nhiều đổi mới, nhất là tập trung xây dựng chương trình giáo dục phổ thông.

Tổ công tác cũng truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về 6 vấn đề đang được dư luận rất quan tâm để Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ giải trình, báo cáo thêm, có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

to hop khong lien quan den nganh hoc anh 1
Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ GD&ĐT . Ảnh: VGP.

Trong đó, vấn đề tổ hợp trong tuyển sinh có tình trạng các ngành Kỹ thuật, Tài chính, Ngân hàng… lại tuyển sinh bằng môn Văn, Sử, Địa… Đây là việc khác so với trước đây nên được xã hội quan tâm, đã giao quyền tự chủ cho các trường nhưng cũng phải xem xét, cân nhắc kỹ.

Thi Văn, Toán, Giáo dục Công dân vào ngành... Công nghệ Thông tin

Ngành Quản trị Kinh doanh tuyển sinh bằng khối C, trong khi ngành Kiến trúc không thi vẽ. Kỳ tuyển sinh năm 2018 xuất hiện nhiều tổ hợp "lạ".

Trước đó, đầu năm 2018, kế hoạch tuyển sinh của nhiều trường đại học xuất hiện những tổ hợp môn thi mới. Thí sinh xét tuyển ngành Công nghệ Thực phẩm có thể đăng ký với tổ hợp Văn, Hóa, Sử. Ngành Công nghệ Thông tin có thể xét tuyển với tổ hợp Văn, Địa, Giáo dục Công dân.

Trao đổi với Zing.vn, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT - cho rằng việc bổ sung nhiều tổ hợp mới trước mắt sẽ tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Nhưng liệu thí sinh trúng tuyển có học được và có phù hợp chương trình hay không là điều đáng suy nghĩ.

Thí sinh có câu hỏi về tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018, gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: Giaoduc@Zing.vn.

Nếu có thí sinh chưa suy nghĩ chín chắn vào trường không phải bằng kiến thức nền tảng vững chắc thì cũng khó tiếp thu kiến thức. Không hứng thú trong học tập, sau này dù tốt nghiệp cũng khó xin việc làm. Nếu xin được việc làm, bạn trẻ cũng khó trở thành công việc yêu thích, đam mê, để cống hiến và phát triển.

"Nếu thấy những tổ hợp quá bất thường, chúng tôi sẽ trao đổi, yêu cầu nhà trường giải trình. Nếu không có căn cứ thuyết phục, chúng tôi có thể lựa chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực này để trước hết, kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, việc thực hiện các quy định về tuyển sinh, đào tạo, việc đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp...", bà Phụng nói.

Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, thậm chí dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung.

Tổ hợp xét tuyển đại học 'tréo ngoe' sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Trước thông tin một số đại học chọn tổ hợp xét tuyển ngược với ngành đào tạo, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng các trường đang cố tăng cơ hội để tuyển đủ sinh viên.

6 lưu ý về tuyển sinh năm 2018 trong dự thảo của Bộ GD&ĐT Hạ khung điểm ưu tiên, điểm thi được làm tròn đến 2 chữ số thập phân, thí sinh đoạt giải mỹ thuật được ưu tiên... nằm trong dự thảo tuyển sinh năm 2018 vừa được Bộ GD&ĐT công bố.

Bộ GD&ĐT lên tiếng về tổ hợp môn thi không liên quan ngành học

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Bộ GD&ĐT sẽ theo dõi và yêu cầu trường giải trình nếu xét tuyển những tổ hợp "bất thường" so với ngành học.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm