Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ GD&ĐT quản lý hai đại học quốc gia từ ngày 1/9

Từ ngày 1/9, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM là cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ GD&ĐT quản lý, sử dụng con dấu có hình quốc huy, là đơn vị dự toán cấp I.

Khuôn viên Đại học Quốc gia TP.HCM. Ảnh: VNU-HCM.

Ngày 11/7, Chính phủ đã ban hành nghị định 201 quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9, thay thế nghị định số 186.

Theo nghị định này, đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập do Bộ GD&ĐT quản lý, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và sử dụng con dấu có hình quốc huy.

Chức năng của đại học quốc gia là đào tạo các trình độ giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao; có một số lĩnh vực đào tạo dẫn đầu trong nước và được xếp hạng cao trên thế giới.

Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành khác và UBND các cấp nơi đại học quốc gia đặt trụ sở theo quy định của pháp luật.

Đây vẫn là đơn vị dự toán cấp I, được Thủ tướng giao ngân sách, thay vì nhận kinh phí thông qua một cấp trung gian như các đại học khác thuộc bộ.

Về nhân sự, hai đại học thực hiện quy trình, báo cáo Bộ GD&ĐT để trình Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng đại học quốc gia, giám đốc đại học quốc gia, phó giám đốc đại học quốc gia theo quy định...

Hai đại học được quy định chế độ làm việc của giảng viên, nghiên cứu viên, giao kết hợp đồng lao động với các giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước nhằm thu hút, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao.

Về hoạt động đào tạo, đại học quốc gia xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo thực hành, chuyên, đặc biệt, năng khiếu, tài năng ở tất cả các trình độ đào tạo nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học và công nghệ; triển khai các chương trình đào tạo đã được thực hiện trong nước ra nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác, liên kết quốc tế phù hợp quy định của pháp luật.

Đại học quốc gia được quy định mức thu học phí theo quy định; quản lý, điều hành, sử dụng và chia sẻ nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác được giao trong toàn đại học, bảo đảm tính hữu cơ, đồng bộ và hiệu quả...

Đặc biệt, đại học quốc gia sẽ được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

Hiện, cả nước có hai đại học quốc gia gồm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM. Theo quy hoạch, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm Đại học Quốc gia Huế và Đà Nẵng.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Đại học Quốc gia Hà Nội 'trải thảm đỏ' mời 100 giáo sư thỉnh giảng

Các giáo sư thỉnh giảng được hưởng nhiều quyền lợi như thù lao theo khối lượng công việc, hỗ trợ chi phí lưu trú, sử dụng cơ sở vật chất nghiên cứu và vinh danh từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm