Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định sách giáo khoa

Bộ GD&ĐT thông báo tổ chức thẩm định sách giáo khoa cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu.

Ngày 1/7, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký văn bản thông báo về việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 1 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT.

tham dinh sach giao khoa moi anh 1
Từ năm học 2020-2021, cả nước sẽ áp dụng chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới.

Các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa có nhu cầu thẩm định cần thông qua đơn vị đề nghị thẩm định là các nhà xuất bản, đáp ứng yêu cầu được quy định tại khoản 1, điều 18, Thông tư 33. Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa như quy định tại thông tư nêu trên. Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 1/7 đến hết ngày 15/7 trong giờ hành chính.

Trước đó, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết 4-5 đơn vị đã chuẩn bị sách giáo khoa lớp 1, 2, 6. Bản thảo sách giáo khoa lớp 1 đã hoàn thiện và thực nghiệm, còn bản thảo sách lớp 2 và lớp 6 đang chuẩn bị vẽ tranh minh họa.

Cũng theo GS Thuyết, kinh phí làm sách giáo khoa được xã hội hoá, không sử dụng ngân sách Nhà nước. Các bộ sách giáo khoa sẽ được Hội đồng Quốc gia thẩm định, nếu đạt yêu cầu mới đưa ra sử dụng.

Lộ trình áp dụng chương trình mới sẽ bắt đầu từ lớp 1 (năm học 2020-2021); lớp 2 (năm học 2021-2022); lớp 3, 7, 10 (năm học 2022-2023); lớp 4, 8, 11 (năm học 2023-2024); lớp 5, 9, 12 (năm học 2024-2025).

Nhiều đơn vị chuẩn bị sách giáo khoa cho chương trình mới

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết hiện nay, 4-5 đơn vị chuẩn bị sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc triển khai các bước tiếp theo còn tùy thuộc Quốc hội thông qua Luật Giáo dục.




Minh Nhật

Bạn có thể quan tâm