Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Giáo dục Anh không ôm đồm tuyển sinh thay trường đại học

Các trường đại học ở Anh tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, đưa ra yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp. Những kỳ thi cấp bằng này cũng không do Bộ Giáo dục tổ chức.

Anh là một trong những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Bộ Giáo dục của nước này chịu trách nhiệm về việc giáo dục cũng như các dịch vụ phục vụ trẻ em, đồng thời bao gồm cả giám sát, nâng cao giáo dục đại học, dạy nghề, chương trình phát triển kỹ năng.

Ưu tiên hàng đầu của họ là đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục, dịch vụ công bằng giữa học sinh, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân hay điều kiện kinh tế của gia đình.

Đề xuất tách kỳ thi THPT quốc gia: 'Bộ Giáo dục ôm quá nhiều việc'

Đó là ý kiến của đại diện một số trường đại học liên quan đề xuất tách hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học.

Bộ Giáo dục nước này gồm 17 cơ quan trực thuộc, hỗ trợ công việc quản lý thi, giám sát chất lượng giáo viên, lập quỹ hỗ trợ giáo dục, đảm bảo quyền lợi người học.

Nhìn chung, bộ chỉ tổ chức thi khảo sát chất lượng toàn quốc đối với học sinh từ lớp 2 trở xuống. Sau đó, việc tổ chức thi tùy thuộc vào trường.

Thông thường, học sinh nước này sẽ xác định hướng đi cho mình sau khi hoàn thành chương trình học lớp 11. Họ có thể chọn đi làm ngay, nhưng số này rất ít.

tuyen sinh dai hoc anh 1
Việc tuyển sinh đại học là trách nhiệm của các trường. Ảnh minh họa: Mirror.

Phần lớn học sinh Anh tiếp tục học dự bị đại học, chương trình A-level hoặc tú tài quốc tế. Đây cũng là thời điểm học sinh phải quyết định ngành họ sẽ theo ở bậc đại học, đồng thời mang tính quyết định đối với cơ hội trúng tuyển của họ.

Khác với Việt Nam, việc tuyển sinh đại học là trách nhiệm của trường và tùy thuộc phần lớn vào thí sinh.

Ví dụ, nếu chọn học chương trình A-level, học sinh sẽ thi vào cuối mỗi năm học. Kết quả học tập của hai năm này chính là cơ sở xét vào đại học. Học sinh phải xác định được ngành nghề phù hợp với mình. 

Học hết năm nhất A-level, học sinh đăng ký tối đa 5 trường đại học có đào tạo ngành mình đã đăng ký. Về cơ bản, các trường ở Anh xác định “điểm chuẩn” từng năm để thí sinh biết cơ hội trúng tuyển của mình là bao nhiêu.

Ví dụ, trong thông báo tuyển sinh, ĐH Cambridge nêu rõ những yêu cầu cơ bản để thí sinh kiểm tra trước khi ứng tuyển, bao gồm về điểm học tập, chứng chỉ, bằng cấp.

Trường cũng xác định số lượng tuyển sinh căn cứ số lượng giảng viên cơ hữu. Bộ Giáo dục gần như không cần áp hay điều chỉnh chỉ tiêu vì điều này liên quan quá trình kiểm định chất lượng và mỗi trường buộc phải tự đưa ra con số hợp lý.

Các kỳ thi phục vụ mục đích tuyển sinh đại học cũng không do Bộ Giáo dục tổ chức. Tuy nhiên, bộ vẫn lưu giữ và quản lý kết quả.

Trách nhiệm chính của Bộ Giáo dục Anh đối với giáo dục đại học là giám sát, quản lý, hỗ trợ sinh viên. Bộ không tổ chức thi hộ hay tuyển sinh thay cho các trường. Các trường được hoàn toàn tự chủ về tuyển sinh.

Các trường đại học nên tự chủ trong tuyển sinh Theo ông Phan Thanh Bình, kỳ thi THPT quốc gia chủ yếu đánh giá 12 năm học, các trường nên tự chủ tuyển sinh.

TS Đàm Quang Minh: 'Hãy quên thi đại học đi'

TS Đàm Quang Minh cho rằng việc tuyển sinh đại học muốn khoa học và hiệu quả không thể và không nên chỉ dựa vào một kỳ thi.

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa: Nên tách thi tốt nghiệp THPT và đại học

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa cho rằng các trường đại học, cao đẳng cần một kỳ thi tuyển sinh độc lập để tuyển được đúng người.


Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm