Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Giáo dục sốc trước tin bé mầm non bị hành hạ

Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Bá Minh cho biết, nếu đúng sự việc như báo chí phản ánh thì ông thấy sốc trước cách cư xử của giáo viên.

- Thưa ông, Bộ GD&ĐT đã nắm được thông tin sự việc ở Lạng Sơn và TP Đồng Hới, Quảng Bình chưa?

- Ông Nguyễn Bá Minh: Chúng tôi đều đã nắm được hai vụ việc này.

Ở Lạng Sơn ngay ngày 2/10, chúng tôi đã yêu cầu lãnh đạo sở cử cán bộ xuống trực tiếp nhà trường theo dõi chỉ đạo, báo cáo với Bộ.

Ở Quảng Bình sáng nay tôi nhận thông tin qua các trang mạng và ngay lập tức gọi điện cho Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh, yêu cầu sở xuống trực tiếp trường làm việc và báo cáo để Bộ nắm tình hình.

Trẻ bị ba cô giáo mầm non trói chân tay, nhét khăn vào miệng

Một nhóm giáo viên đã trói chân, nhét khăn vào miệng trẻ ngay trong lớp học. Bố mẹ bé biết sự việc qua camera theo dõi tại trường.

- Ông có suy nghĩ gì khi chứng kiến những hình ảnh ở hai vụ việc vừa qua?

- Vụ việc ở Lạng Sơn chúng tôi rất bức xúc, lấy làm tiếc và đáng trách với cô giáo khi thiếu bình tĩnh, kỹ năng, sai lầm về phương pháp.

Tình huống trẻ quấy khóc vẫn thường gặp nhất ở đối tượng này khi các cháu mới ra lớp chưa quen hay quấy khóc đòi bố mẹ và đòi về nhà. Trường hợp này phải thông cảm cho các cô rất vất vả. Tuy nhiên, cô giáo cần phải gần gũi, vỗ về, động viên tạo cảm giác an toàn ban đầu cho trẻ dần làm quen với lớp.

Còn trường hợp ở Quảng Bình, tôi mới nắm thông tin trên mạng, báo cáo chính thức chưa có. Nếu đúng như vậy chúng tôi quả thật rất buồn, sốc trước hình ảnh đó.

Sự việc bé mầm non bị bỏ ngoài cửa, nhặt rác ăn chưa kịp lắng xuống thì hình ảnh bé mầm non ở Quảng Bình bị cô trói chân tay, miệng nhét khăn ngày 5/10 khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Cô giáo cư xử như vậy hoàn toàn không bình thường. Theo những gì tôi biết, nhóm lớp này chưa được cấp phép. Đây là điều cần lưu ý.

Còn nhớ vụ việc đau lòng cách đây 2 năm ở TP HCM - cũng là một cơ sở chưa được cấp phép. Ngay sau đó, Bộ có làm việc nhiều bộ ban ngành, sở giáo dục các tỉnh, một số hội thảo hội nghị thực hiện chia sẻ kinh nghiệm và lồng ghép đi kiểm tra địa phương.

Kết quả đã có các văn bản chỉ đạo, yêu cầu ghi rõ trách nhiệm của địa phương, của cơ sở, chủ nhóm lớp, các trường mầm non, cảnh sát khu vực, các tổ chức xã hội trong tăng cường quản lý giám sát các cơ sở và nhóm lớp mầm non.

Hai năm nay, nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương nên tình hình đã có nhiều biến chuyển rõ rệt, chúng ta đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nhưng vụ việc đáng tiếc vừa xảy ra thực sự rất đau lòng. Cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định đặt ra và quy trách nhiệm cho từng con người cụ thể.

Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh: "Vụ việc ở Quảng Bình là vấn đề trầm trọng và nên để cơ quan công an vào cuộc...". Ảnh: VietNamNet.

- Những sự việc vừa qua đã đến mức báo động chưa, thưa ông?

- Đây là vấn đề cần nhìn nhận, đánh giá tổng quan. Tuy nhiên về chỉ đạo, Bộ luôn nhắc nhở yêu cầu địa phương trong nhiệm vụ đầu năm ở các cơ sở mầm non khi nhận các cháu vào 2-3 tuần đầu tiên các cháu chưa thích nghi môi trường mới, lớp học mới nên hay khóc, đòi về với bố mẹ.

Các trường vì thế phải có giai đoạn giúp trẻ làm quen, sự phối hợp nhà trường - phụ huynh giai đoạn này rất quan trọng. Nhà trường với các cháu khó thích nghi, hay khóc giáo viên phỉa tìm hiểu thông qua phụ huynh xem ở nhà các cháu có khó khăn gì, sở thích nào để giúp trẻ tham gia các hoạt động giúp các cháu vui thích để đỡ khóc.

Nếu cần thiết một số trường hợp giai đoạn đầu phụ huynh cần có thời gian ở gần con để cùng cô giáo giúp trẻ làm quen với môi trường mới.

- Vậy theo ông hình thức xử lý nào ở hai trường hợp này sẽ đủ nghiêm và có tính răn đe?

- Theo phân cấp quản lý, trường mầm non thuộc trách nhiệm quản lý của UBND huyện, quận và người trực tiếp đề xuất là hiệu trưởng.

Với trương hợp ở Lạng Sơn cô giáo đã sai lầm về kỹ năng và phương pháp xử lý tình huống.

Ở nhóm trẻ này cần bố trí giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, cư xử với trẻ nhỏ. Còn ở Quảng Bình, vấn đề trầm trọng, nên để cơ quan công an vào cuộc.

Cha cháu bé bị trói chân tay cung cấp clip cho công an

Anh Thương cho biết, đã làm việc với công an về việc con mình bị bạo hành. Một ngày sau khi chứng kiến cảnh con bị trói chân, nhét khăn vào miệng, gia đình vẫn chưa hết hoảng loạn.

Đóng cửa điểm trông giữ trói chân tay trẻ mầm non

Theo Phòng GD&ĐT thành phố Đồng Hới, điểm trông giữ trẻ Sơn Ca bị đình chỉ hoạt động ngay trong sáng 6/10. Nhóm cô giáo hành hạ trẻ sẽ bị công an xử lý theo quy định.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/266036/bo-giao-duc-soc-truoc-tin-be-mam-non-bi-hanh-ha.html

Theo Văn Chung/VietNamNet

Bạn có thể quan tâm