Giải đua bò truyền thống huyện Tịnh Biên (An Giang) tại chùa Rô, xã Vĩnh Thượng diễn ra sáng 10/10 với nhiều pha gây hốt hoảng cho khán giả khi cả nài lẫn bò lao ra khỏi đường đua.
Giải đua bò truyền thống huyện Tịnh Biên (An Giang) diễn ra sáng 10/10 với sự tham dự của 37 cặp "thí sinh" sau khi vượt qua vòng loại.
Đây là một hoạt động đồng thời trong khuôn khổ Tết Dolta (lễ cúng ông bà) của người Khmer, miền Tây Nam Bộ.
Trên một sân vận động nhỏ, được đổ nước tạo bùn, 37 cặp bò đã có những màn trình diễn thú vị, gây hào hứng cho khoảng 500 khán giả. Nhiều người điều khiển bò (hay còn gọi là "nài") đã bị ngã khi không khéo léo xử lý trên đường về đích.
Ngay tại màn đua đầu tiên cặp đua số 2 (nài bò là anh Chau Méth) và 3 (anh Chau Chương) đã gặp nạn trên chặng nước rút, cả bò và nài đều bị ngã lăn quay.
Theo luật chơi, nếu như cặp bò nào giẫm, ngoắc vào bừa để chân của đối thủ hoặc chạm vào cột cờ trên đường biên sẽ bị loại khỏi vòng đua. Cuối cùng đã có khá nhiều "thí sinh" phạm luật, thậm chí có cặp phải thi đấu lại do cả hai cùng mắc lỗi.
Cặp bò số 3 sau khi ngã không thể tự đứng lên bởi vướng chiếc gông đeo cổ. Còn người điều khiển bị bắn ra xa vài mét, lồm cồm bò dậy.
Sau đó, các "vận động viên" phải cần đến sự trợ giúp của nhiều người.
Buổi thi đấu sáng 10/10 cũng chứng kiến nhiều pha hú vía khi các cặp đua lần lượt chạy về phía khán giả bên đường.
Một nhiếp ảnh gia bị bò húc thẳng vào người ngã lộn vài vòng, quần áo và camera của anh bị lấm bùn. May mắn, anh không bị thương.
Người thường xuyên phải hốt hoảng né tránh chủ yếu là cánh săn ảnh.
Đã có ít nhất hai trường hợp bò lao lên khu vực người xem rồi ngã lăn kềnh, chổng vó lên, không thể tự đứng dậy.
Ngoài những pha gây hốt hoảng cho khán giả, buổi thi đấu cũng mang lại nhiều khoảnh khắc đẹp mắt với nhiều màn rượt đuổi nước rút về đích hấp dẫn.
Các cặp đấu phải đua qua hai vòng sân, mỗi vòng khoảng 120 m. Ban tổ chức gọi vòng thứ nhất là "vòng hô", vòng thứ hai là "vòng thả".
Vòng hô, người điều khiển cho "thí sinh" đi chậm để làm quen đường đua, đến vòng thả họ mới quất mạnh để tăng tốc về đích.
Trong lúc đua, các trường hợp bị loại gồm có bò chạy ra khỏi đường đua, hay người điều khiển lỡ rớt chân hoặc ngã xuống đất.
Thông thường, bò nào chạy trước ở khoảng 100 m cuối sẽ thắng cuộc nếu không phạm luật, bởi đối thủ của chúng ít khi bứt tốc vượt được lên trước.
Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải sẽ mang đến cho cả phum sóc nhiều niềm vui, may mắn và có một vụ mùa bội thu.
Một nài bò dù thua trận vẫn tỏ ra vui vẻ.
Bò đoạt chức vô địch mang số 04. Nài điều khiển là anh Chau Chên (38 tuổi, ảnh). Anh cho biết, đã 4 lần tham gia, đây là lần thứ 2 anh giành giải nhất. Lần gần đây nhất, người đàn ông ở xã An Cư đoạt ngôi quán quân là năm 2013 tại một cuộc đua khác.
Anh Chau Chên vui mừng nhận giải thưởng là một Tivi LCD 32 inch. Để có được danh hiệu này, anh đã đầu tư 110 triệu đồng mua đôi bò trắng, nuôi được 4 năm. Người đàn ông Khmer chia sẻ, sau khi thắng cuộc, không giết cũng không bán mà gìn giữ cặp bò chiến thắng như một tài sản quý báu của gia đình và phum sóc.
Ban Trị sự Phật giáo Thị xã Cai Lậy và các cơ quan chức năng, UB Mặt trận Tổ quốc Thị xã, chính quyền xã Tân Hội vừa có họp với trụ trì chùa Phước Quang và phật tử đòi lại tiền cúng dường.
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã từ trần hồi 16h10’ ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.