Hệ thống mái che chạy dài, ke ga nâng cao, biển báo điện tử hiện đại... khiến nhiều du khách bất ngờ trước những thay đổi bên trong ga Hà Nội, công trình có tuổi đời hơn 100 năm.
|
Cuối tháng 10, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa hệ thống mái che và ke ga mới vào hoạt động. |
|
Hệ thống mái che được chia thành 5 dãy tại các đường sắt khác nhau. Trao đổi với Zing.vn, bà Phùng Thị Lý Hà, (Trưởng ga Hà Nội) cho biết, tới đây Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tiến hành nâng cấp nội ngoại thất ga theo hướng phục dựng nguyên bản kiến trúc Pháp. |
|
Trái với hình ảnh nhếch nhác, bất tiện cách đây ít lâu, hệ thống mái che đi vào hoạt động giúp hành khách không phải đội mưa nắng để di chuyển và đợi tàu. Các hạng mục đường ke, mái che, biển báo điện từ... thuộc giai đoạn một của dự án sửa chữa, nâng cấp đường ke, mái che và ga Hà Nội, có tổng kinh phí hơn 65 tỷ đồng.
|
|
Hiện, nhà ga đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án với việc tiến hành sửa chữa nội ngoại thất, dự kiến sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên Đán.
|
|
Không gian chuyển tiếp giữa nhà ga và sân ga cũng được chỉnh trang, sơn sửa lại sạch sẽ.
|
|
Các ke ga mới được xây cao gần ngang mặt sàn với tàu, được sơn chống trơn trượt. Trước kia, mặt đường ke thấp khiến cho việc lên xuống toa tàu khá bất tiện, đặc biệt đối với người già và trẻ em.
|
|
Việc xây dựng ga sát mặt sàn tàu khiến khoảng cách di chuyển gần và thuận tiện hơn rất nhiều. Ông Hà, quê Thanh Hóa quá bất ngờ với sự thay đổi này và cho rằng đó là cần thiết để cải thiện chất lượng của ngành đường sắt Việt Nam.
|
|
Đội ngũ nhân viên mặc áo dài đứng ở các lối ra vào để hướng dẫn và giúp đỡ hành khách. Ngoài ra ga cũng không còn bán vé tiễn như trước, người nhà có thể vào tự do. Đây đều là những thay đổi được hành khách đánh giá tích cực, làm thay đổi bộ mặt cũ kỹ, thiếu thân thiện của nhà ga này trước đây. |
|
Các bồn hoa tươi, cây cảnh xuất hiện nhiều hơn trong sân ga Hà Nội làm cho không gian xanh hơn.
|
|
Bảng thông báo với đường dây nóng được dán ở những nơi dễ quan sát để hành khách có thể kịp thời phản ánh khi gặp sự cố hay các vấn đề phục vụ của nhân nhân viên nhà ga và đoàn tàu.
|
Năm 1902, ga Hàng Cỏ được khánh thành và đưa vào khai thác cùng với cầu Long Biên. Người Pháp xây dựng công trình này nhằm kiến thiết cơ sở hạ tầng ở Đông Dương, phục vụ việc khai thác thuộc địa. Năm 1975, ga được đổi tên thành ga Hà Nội, cùng với việc xây dựng ga Giáp Bát để vận chuyển hàng hóa, ga Hà Nội trở thành ga vận chuyển hành khách lớn nhất cả nước.
Ảnh: Lê Hiếu - Clip: Duy Hiếu