Mùa tựu trường năm nay, trước cổng hàng loạt trường học trong địa bàn TP.HCM xuất hiện hình ảnh một bạn nhỏ ôm trong lòng bức hình đứa trẻ khác đang mang theo rất nhiều huy chương. Điểm nhấn của những hình ảnh này chính là câu hỏi: “Nếu con không thể làm như bạn ấy, bố mẹ có hết thương con không?”
Tại sao lại “hết thương” khi mỗi lần nhắc về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, chúng ta vẫn luôn nói đến tình yêu vô điều kiện? Tình yêu của cha mẹ thời đại này đã khác hay chính xã hội vẫn coi trọng thành tích đã khiến tình cảm này không còn vô điều kiện?
Bệnh thành tích khiến tình yêu có vế nếu… thì…
Câu chuyện gian lận điểm chấn động ở Hà Giang và những vụ bê bối trong thể thao là minh chứng rõ ràng nhất cho “bệnh thành tích” trong xã hội hiện nay.
Kỳ vọng con phải giỏi nhất, tốt nhất trong tất cả lĩnh vực đang trở thành gánh nặng lớn trên vai các bậc làm cha mẹ. Học hành vốn để trau dồi kiến thức, chơi thể thao nhằm rèn luyện thể lực, nhưng trong xã hội mà nhà nhà học sinh giỏi, người người đạt huy chương, cha mẹ sao có thể ngồi yên khi lực học của con chỉ đủ qua môn hay thể thao, âm nhạc chỉ dừng ở mức đủ biết?
Thông điệp xuất hiện đúng ngày khai trường là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng nhưng đầy thâm ý dành cho các bậc phụ huynh. |
“Sao có thể hết thương con được, cũng vì muốn con thành công và có cuộc sống tốt hơn nên mới mong con học giỏi”, chia sẻ của chị N.T.Q.N (TP.HCM) cũng chính là lời nói từ tận tâm can của rất nhiều bậc phụ huynh trong xã hội hiện tại.
Một phụ huynh ngắm bức ảnh ý nghĩa tại cổng trường học. |
Xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn con có một cuộc sống vui tươi, tốt đẹp mà vô tình, kỳ vọng của cha mẹ lại trở thành áp lực trên vai con trẻ. Các bậc phụ huynh hãy tự hỏi chính mình, đã bao lần bạn tỏ vẻ thất vọng, thậm chí la mắng khi con bị điểm kém, thứ hạng thể thao chưa cao?
Tuy không nói thành lời nhưng hành động của cha mẹ mỗi khi con bị điểm kém hay không đạt thứ hạng cao, vụt mất ngôi vô địch… lại gián tiếp gieo ý nghĩ “nếu con không giỏi thì bố mẹ không thương nữa” cho trẻ nhỏ. Muốn hoàn thành những kỳ vọng to lớn của cha mẹ, con phải dốc sức học tập để đạt được thứ hạng cao hơn.
Yêu thương đúng cách để con phát triển tốt hơn
Trong cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” xuất bản năm 1996 của mình, chuyên gia tâm lý Daniel Goleman đã chỉ ra tác động to lớn của trí tuệ cảm xúc (EQ) đến sự phát triển và tương lai của trẻ em. Nhiều nghiên cứu sau đó cũng chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa EQ và sự thành công.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc một đứa trẻ học hành như thế nào, thành tích ra sao khi tham gia hoạt động thể thao sẽ không quan trọng bằng việc trẻ thực sự vui vẻ khi học hay rèn luyện thể chất. Niềm vui là một trong những cách đơn giản nhất giúp trẻ phát triển EQ.
Liệu các bậc làm cha mẹ có nhận ra lời nhắn nhủ nhẹ nhàng nhưng đầy ẩn ý này? |
Điều đó lý giải khi còn nhỏ, bé thích thú và tò mò với thế giới xung quanh nên học rất nhanh. Nhưng càng lớn, đam mê này càng giảm bớt, nguyên nhân một phần là áp lực từ căn bệnh thành tích của cha mẹ.
Ra đời tại Thụy Sĩ năm 1904, Ovaltine với hệ dưỡng chất gồm: cholin, vitamin B12, canxi và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp trẻ phát triển trí não và thể chất, sẵn sàng năng lượng để “cháy” hết mình cho những điều mình thích.
Độc giả tham khảo và tìm hiểu thêm chi tiết về sản phẩm tại đây.