Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bố rủ ăn trưa nhưng tôi từ chối, không lâu sau ông qua đời'

“Mặc dù cuộc sống sẽ rất khó khăn và phức tạp sau khi mất đi bố mẹ, nhưng tất cả những gì chúng ta làm sau đó đều có thể tạo nên sự khác biệt".

Zing.vn trích dịch bài viết của tác giả Waverly Neufeld đăng trên Huff Post đề cập đến việc những đứa trẻ vị thành niên tìm cách vượt qua đau đớn, khó khăn sau khi bố hoặc mẹ qua đời.

“Vào sinh nhật thứ 19 của tôi, mẹ tôi mất vì ung thư thực quản. Bà ra đi sau ba tháng được chẩn đoán căn bệnh. Tôi, từ một người luôn có mẹ bên cạnh, bỗng chốc trở thành kẻ độc bước, lẻ loi.

Để đối mặt với nỗi đau này, tôi đã dành hết can đảm để nói chuyện với những người thân xung quanh tôi. Tôi ép bản thân tập trung vào công việc, học tập, bạn bè, hay thậm chí là những chàng trai, điều gì cũng được, miễn nó khiến tôi bận rộn.”

Đối với D’Arcy McGrath, nói chuyện cũng là cách để vượt qua nỗi buồn sau khi mẹ anh qua đời vì ung thư vú năm anh 18 tuổi.

McGrath (50 tuổi), sống ở Calgary, cho biết sự mất mát này một phần giúp anh trưởng thành hơn. “Tôi học cách thay đổi mọi ánh nhìn về cuộc sống”, anh nói.

vuot qua noi dau mat nguoi than anh 1

Từ những đứa trẻ luôn có bố mẹ bên cạnh, nhiều người phải đối diện với nỗi đau mất mát người thân từ lúc nhỏ. Ảnh: Getty Images.

Gần đây, McGrath phải đối mặt cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư như mẹ mình khi trước. May mắn thay, tình trạng bệnh của anh đã ổn định hơn.

“Là đàn ông, việc đối mặt với ung thư vú là một cú sốc lớn trong đời tôi. Chẳng những thế, căn bệnh này còn là thứ đã giết chết mẹ của tôi, điều đó khó khăn hơn gấp nhiều lần”, anh chia sẻ.

"Người chết cũng cần được tha thứ"

John Neumin, nhà trị liệu tâm lý ở Toronto, nói: “Con người trải qua việc mất đi người thân theo nhiều cảm xúc khác nhau, nhưng có thể nói, đau buồn và lo lắng là hai cảm xúc phổ biến nhất”.

Ông nói thêm rằng khi một người trải qua cảm giác mất đi người thân yêu, đó là lúc họ đối mặt với hàng loạt suy nghĩ, dằn vặt nội tâm.

Julia (21 tuổi), biết tin bố mất vì tự tử khi cô 16 tuổi.

Bố mẹ cô ly dị lúc cô 14 tuổi, và cô cũng chẳng thân thiết với bố. Họ gặp nhau nhiều nhất là một lần mỗi tháng.

Trước khi quyết định ra đi, bố Julia đã nhắn tin rủ cô đi ăn trưa. Nhưng cô đã từ chối lời đề nghị đó. Sau cái chết của ông, cô hối hận vì nghĩ rằng bữa trưa ấy có thể là cái cớ cho lời tạm biệt cuối cùng.

“Đó là lần cuối cùng ông ấy muốn gặp tôi, muốn nhìn thấy tôi, nhưng tôi đã không cho ông ấy cơ hội để làm điều đó. Trong thời gian dài, điều đó thực sự là nỗi ám ảnh nặng nề đối với tôi”, cô nói.

“Tôi luôn căm ghét ông ấy lúc ông còn sống, nhưng người chết cũng cần được tha thứ”. Giờ đây, cô cảm thấy hối hận vì hành động của mình.

vuot qua noi dau mat nguoi than anh 2

Nhiều người luôn cảm thấy hối hận, day dứt vì đã không đối xử tốt với bố mẹ lúc họ còn sống. Ảnh: Ruth Basagoitia.

Thế nhưng, điều giúp Julia vượt qua nỗi đau và ân hận về cái chết của bố mình chính là mở lòng hơn với mọi thứ, vì trước đó cô luôn quen với việc cô lập bản thân.

“Hãy chọn lọc những người mà bạn muốn ở cạnh. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi trò chuyện với ai đó, đừng tự ép bản thân, ngay cả khi đó là những gì họ mong đợi ở bạn”, cô nói.

Học cách chấp nhận và chiến thắng nỗi sợ

Theo Healthline, các triệu chứng lo lắng, đau buồn khác nhau bao gồm: mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng, bồn chồn, dễ kích động và khó tập trung.

Claire Bidwell Smith, nhà trị liệu ở Los Angeles, đã viết: “Đau buồn và lo lắng có mối liên hệ chặt chẽ. Chúng ta cảm thấy lo lắng sau khi mất đi người mà chúng ta yêu thương, việc này càng đẩy chúng ta gần hơn với việc dễ bị tổn thương”.

Neumin từng nói: “Khi con người cảm thấy một trong những động lực quan trọng của mình đã biến mất, họ sẽ không biết phải vượt qua và tiếp tục sống như thế nào”.

Có nhiều cách để vượt qua nỗi đau mất đi người thân của mình.

Một vài người ép bản thân mình trở nên bận rộn hơn trong công việc.

Số khác lại coi những chất gây nghiện, như rượu, bia, ma túy, là những thứ thuốc chữa nỗi đau tâm hồn.

Thế nhưng, không phải phủ nhận rằng chia sẻ chính là liều thuốc hữu hiệu nhất để chữa lành những vết thương.

Jess Erb, nhà trị liệu tâm lý ở Toronto, cho rằng chúng ta cần có vài người bạn đáng tin tưởng để chia sẻ những chuyện trong cuộc sống. Đó cũng là một trong những cách đối mặt với vết thương tâm lý, thay vì trốn chạy và cô lập chính mình.

vuot qua noi dau mat nguoi than anh 3

Có nhiều cách vượt qua nỗi đau, và chia sẻ là một trong những cách hữu hiệu nhất. Ảnh: Pinterest.

“Mặc dù cuộc sống sẽ rất khó khăn và phức tạp sau khi mất đi bố mẹ, nhưng tất cả những gì chúng ta làm sau đó đều có thể tạo nên sự khác biệt.

Bạn có thể đứng dậy từ nỗi đau, hiểu rõ hơn về những giá trị trong cuộc sống, hoặc cũng có thể bạn sẽ trốn tránh, sợ hãi, và điều này càng khiến tương lai bạn mù mịt hơn”, Neumin chia sẻ.

“Đây là sự tuần hoàn thiết yếu của cuộc sống. Nó buộc chúng ta phải chấp nhận cái chết của mình, hay của bất cứ ai, đối mặt với sự sợ hãi và chiến thắng chúng”, Clare nói.

Dùng ống nhòm để gặp cha bác sĩ đang chống virus corona trong giây lát

Biết bố từ bệnh viện ghé qua nhà lấy quần áo, cậu bé 10 tuổi ra ban công từ sớm, nhìn qua ống nhòm để được gặp người thân dù chỉ trong phút chốc.

Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm