Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ sưu tập mới của H&M được ví như khăn trải bàn

Thương hiệu thời trang bình dân Thụy Điển kết hợp cùng nhà thiết kế Sabyasachi ra mắt bộ sưu tập thời trang Xuân - Hè 2021.

Theo Independent, H&M luôn gây chú ý với những màn kết hợp cùng các nhà mốt tên tuổi như Balmain, Alexander Wang, Simone Rocha. Thương hiệu cũng tiếp tục nhận được sự quan tâm khi ra mắt bộ sưu tập Wandelust cùng nhà thiết kế Sabyasachi.

Anh là nhà thiết kế nổi tiếng của Ấn Độ có cơ hội hợp tác để sáng tạo trang phục cho các diễn viên Bollywood cùng nhiều bộ phim như Guzaarish, Baabul, Laaga Chunari Mein Daag, RaavanEnglish Vinglish.

Bộ sưu tập bao gồm trang phục dành cho nam và nữ cùng những loại trang sức, giày dép và kính râm đi kèm. Thiết kế tập trung xoay quanh về làng nghề dệt may truyền thống trên trang phục của người Ấn Độ, biến tấu trở nên sành điệu hơn nhằm tiếp cận đối tượng Gen Z.

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra thất vọng với các sản phẩm kết hợp lần này của thương hiệu Thụy Điển. Họ nhận định thiết kế trông giống khăn trải bàn rồi khoác lên người như trang phục Sari. Số còn lại cho rằng mức giá quá đắt so với những mặt hàng khác trên website.

"Sự hợp tác với Sabyasachi có mức giá cao ngất ngưởng. Bộ sưu tập của nam có phải lấy cảm hứng từ những tài xế xe bus? Đây là những thiết kế xấu nhất tôi từng thấy. Thậm chí, tôi có thể mua ở các khu chợ Ấn Độ chưa đến 20 USD", tài khoản @hungry_heart68 bày tỏ.

Bo suu tap cua H&M anh 3

Nhà thiết kế Sabyasachi. Ảnh: Independent.

Năm 2018, H&M từng lên tiếng xin lỗi vì quảng cáo chiếc áo hoodie có dòng chữ gây tranh cãi. Theo đó, thiết kế màu xanh lá đậm được in chữ "Coolest monkey in the jungle" (tạm dịch: Con khỉ ngầu nhất rừng).

Tuy nhiên, mẫu nhí diện thiết kế này lại là người da đen, trong khi sản phẩm cùng dòng có chữ "Jungle survivor" (tạm dịch: Sống sót ra khỏi rừng), thì được một cậu bé da trắng mặc.

Nhà mốt Thụy Điển sau đó phải công khai xin lỗi khách hàng bằng lời giải thích: "Chúng tôi đã phạm lỗi và đồng ý rằng ngay cả khi vô tình hay trong tình thế bị động, sự kỳ thị chủng tộc nói chung cần bị loại trừ".

Thương hiệu thời trang bình dân cũng bổ nhiệm một vị trí lần đầu xuất hiện trong công ty với tên gọi lãnh đạo toàn cầu về đa dạng và hội nhập cho luật sư Annie Wu. Vai trò của cô là đối diện với truyền thông, giải thích về những thiếu sót của hãng.

Bo suu tap cua H&M anh 4

Áo hoodie có dòng chữ gây tranh cãi của H&M buộc hãng phải công khai xin lỗi. Ảnh: Guim.

Phụ nữ được mặc quần dài từ khi nào?

Phụ nữ được phép mặc quần dài là cách thể hiện sự bình đẳng giới trong thời trang.

Bộ sưu tập 'Hermès của gen Z' gây tranh cãi

Bộ sưu tập Xuân - Hè 2022 của thương hiệu mới do nhà mốt Thụy Sĩ thành lập nhận tranh cãi trái chiều từ giới mộ điệu.

Thuận Vũ

Bạn có thể quan tâm