Nhiếp ảnh gia Tariq Zaidi đã dành nhiều thời gian để ghi lại cuộc sống kỳ lạ nhưng tuyệt vời của tộc Mundari. Một người đàn ông Mundari tận dụng khả năng chống vi khuẩn của nước tiểu bò, thứ biến tóc anh thành màu cam. |
Một cậu bé người Mundari uống sữa thẳng từ con bò. Họ có dinh dưỡng, địa vị và nguồn sống đều nhờ loài gia súc này. |
Người đàn ông này bảo vệ đàn bò Ankole-Watusi quý giá với một khẩu súng trường. Mỗi năm, khoảng 350.000 con bò bị bắt trộm, và hơn 2.000 người bị bọn trộm sát hại. |
Người phụ nữ có khuôn mặt mang những vết sẹo theo nghi lễ của bộ tộc, trát đầy tro phân bò, một loại chất khử trùng tự nhiên giúp bảo vệ làn da họ khỏi côn trùng và ánh nắng mặt trời. Trong ảnh bên phải, một người đàn ông thức dậy cạnh đàn vật nuôi và đánh răng bằng que gỗ. |
Người đàn ông này thư giãn trên lớp tro mềm mịn cạnh đống lửa phân bò đã gần tàn. Loại tro này mịn như bột talcum, bảo vệ cả người và bò khỏi cái nóng như thiêu như đốt của Sudan. |
Một cô bé giúp con cừu bú sữa bò. Không chỉ riêng người dân tộc Mundari được hưởng lợi từ những con bò. |
Khu định cư của người Mundari lúc chiều tối, khi đàn bò trở về. Mỗi con đều biết đường về với chủ nhân. |
Người đàn ông trát tro lên bò để chống côn trùng đốt ban đêm. |
Người Mundari hướng đàn bò vượt qua sông Nile sang một hòn đảo, nơi chúng có thể gặm cỏ trong vài tháng tới. |
Một người phụ nữ của bộ tộc tắm ở sông Nile trong ánh hoàng hôn. Sau khi nội chiến kết thúc, hàng nghìn nam giới trở về Nam Sudan tìm vợ, khiến phụ nữ trở nên có giá. |
Chàng trai trẻ canh chừng bếp lửa và đàn bò suốt đêm. Những con bò là tài sản quý giá, dễ bị đánh cắp. |
Một cậu bé ôm con bò Ankole-Watusi giữa khu trại. Loài vật màu trắng này được mệnh danh là “gia súc của vua chúa”, với cặp sừng có thể dài tới 2,5 m. |
Người phụ nữ dọn dẹp khu đất trước khi đàn bò trở về. Họ còn có nhiệm vụ vắt sữa bò và trông nom con cái. |
Bình minh trên trại nuôi bò của người Mundari. Họ dùng súng trường để canh giữ đàn gia súc. Một con bò có thể có giá 500 USD. |