Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Tư pháp nói về quốc tịch của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cơ quan quản lý về hộ tịch của Bộ Tư pháp vừa trả lời về việc cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn có còn mang quốc tịch Việt Nam hay không.

Tại họp báo của Bộ Tư pháp chiều 19/4, báo chí đặt câu hỏi về việc Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực có nhận được thông tin về việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thôi quốc tịch Việt Nam hay không.

Trả lời nội dung trên, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực, cho hay cơ quan chức năng của Bộ Tư pháp chưa nhận được thông tin nào do địa phương chuyển đến liên quan việc thôi quốc tịch của cựu chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Theo quy định hiện hành, người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi cư trú (không được ủy quyền). Hồ sơ gồm đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam, bản khai lý lịch, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ khác, phiếu lý lịch tư pháp...

Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương trong 3 số liên tiếp, gửi đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và đề nghị cơ quan công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người nộp đơn. Theo quy định, thời hạn giải quyết thủ tục xin thôi quốc tịch là 75 ngày.

Bo Tu phap anh 1

Bà Nhàn và 7 bị cáo vụ AIC được xác định đang bỏ trốn. Ảnh: Bộ Công an.

Trong cáo trạng vụ thông thầu tại Bệnh viện Đồng Nai ban hành ngày 23/11/2022, VKSND Tối cao xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có địa chỉ thường trú tại phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bà Nhàn mang quốc tịch Việt Nam, có thẻ CCCD do Cục C06 cấp ngày 23/9/2019. Đến ngày 19/6/2021, bị can này xuất cảnh và bị truy nã quốc tế vào ngày 30/5/2022.

Theo bản án sơ thẩm công bố hôm 4/1, TAND Hà Nội xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (bị tuyên 30 năm tù) là chủ mưu vụ án xảy ra tại Công ty AIC, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và các đơn vị liên quan. HĐXX cho rằng bà Nhàn chỉ đạo nhân viên móc ngoặc với chủ đầu tư, phân công một số công ty làm “quân xanh, quân đỏ” trong quá trình đấu thầu và trúng thầu.

Để được trúng thầu, trước khi UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án, bà Nhàn đã thông qua ông Trần Đình Thành (cựu Bí thư Đồng Nai) để giới thiệu Công ty AIC với lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành. Mục đích tạo điều kiện cho AIC tham gia các dự án của tỉnh.

Quá trình Công ty AIC tham gia và trúng thầu, các ông Trần Đình Thành và Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai) đã nhận hối lộ mỗi người tổng số tiền 14,5 tỷ đồng từ bà Nhàn và phía doanh nghiệp. Còn ông Phan Huy Anh Vũ (cựu giám đốc Bệnh viện Đồng Nai) nhận 14,8 tỷ đồng. Sai phạm về đấu thầu của bà Nhàn và các bị cáo trong vụ án gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 152 tỷ đồng.

Để hiểu hơn về Bộ luật hình sự, trách nhiệm hình sự, 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật hình sự hay những quy định về xử phạt hành chính, khiếu nại, tố cáo… mời độc giả của Zing truy cập Tủ sách Pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập cá nhân, quy định về các khoản thưởng không phải chịu thuế hoặc Luật cư trú, Luật hộ tịch và các điều cần biết khác…

Vì sao chậm thi hành án vụ nữ tiếp viên bị tài xế ôtô Mercedes tông?

Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết việc xác minh quyền sở hữu tài sản của người phải thi hành án có vướng mắc khiến việc thi hành án dân sự chưa được xử lý.

Y án tử hình kẻ đóng đinh vào đầu bé gái

Tại tòa phúc thẩm, Nguyễn Trung Huyên thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi đóng 10 chiếc đinh vào đầu bé gái.

Hoàng Lam

Bạn có thể quan tâm