Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bỏ xét tuyển sớm và những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học

Từ năm 2025, các đại học không được xét tuyển sớm, điểm ưu tiên của mỗi thí sinh được quy định không vượt quá 10% mức điểm tối đa.

Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), bộ sẽ công bố quy chế tuyển sinh đại học 2025 trong tháng 2.

So với dự thảo ban đầu, Bộ GD&ĐT sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm và chỉ xét tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT, thay vì giới hạn chỉ tiêu 20%.

Như vậy, từ năm nay, các trường vẫn có thể dùng các phương thức như xét học bạ, xét chứng chỉ quốc tế..., nhưng phải xét chung đợt với điểm thi tốt nghiệp THPT.

Cũng theo bà Thủy, năm nay, bộ quy định điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng), đồng thời tổng điểm xét của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa 30/30 điểm.

Các trường có thể quy đổi kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ (theo danh mục của quy chế thi tốt nghiệp THPT) thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển.

Bên cạnh đó, bộ yêu cầu mỗi ngành/chương trình đào tạo chỉ tối đa có 4 tổ hợp xét tuyển. Từ năm 2026, quy chế yêu cầu các cơ sở giáo dục nếu sử dụng nhiều tổ hợp phải đảm bảo môn chung giữa các tổ hợp xét tuyển phải chiếm tối thiểu 50% trọng số điểm xét tuyển.

Ngoài ra, nếu sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ) để xét tuyển, các trường phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12, thay vì dùng điểm 3-5 học kỳ như những năm trước. Các trường cũng cần quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển.

Các quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành sư phạm và sức khỏe giữ nguyên như quy chế hiện hành, chưa thay đổi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 là kỳ thi đầu tiên thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, dự kiến diễn ra trong hai ngày 26-27/6.

Kỳ thi gồm hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Ngoài ra, thí sinh được chọn 2 trong các môn của chương trình giáo dục phổ thông, gồm: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).

Tính đến hiện tại, hơn 80 đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến, một số trường đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bổng. Đa số vẫn chờ quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

85 đại học đã có phương án tuyển sinh 2025

Nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi nhằm phụ hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm