Trong văn bản khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo sở này kiểm tra, xác minh về trường hợp sản phụ nêu trên, đồng thời báo cáo nhanh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em).
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười khẩn trương họp hội đồng chuyên môn (nếu bệnh viện không đủ điều kiện, thì Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn) theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đánh giá quá trình tiếp đón, chăm sóc, xử trí đối với trường hợp sản phụ.
Kết luận của Hội đồng chuyên môn được thông báo tới gia đình sản phụ và các cơ quan truyền thông đại chúng. Đồng thời, đại diện bệnh viện gặp gỡ chia sẻ, động viên tới gia đình sản phụ.
Trước đó, chị N.T.T.D. (33 tuổi) được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười để chuẩn bị sinh. Gia đình cũng thông báo cho bệnh viện chị D. thuộc nhóm máu hiếm.
Tuy nhiên, khi chị D. bất ngờ bị băng huyết sau sinh, bác sĩ trưởng khoa Sản mới có mặt để xử lý nhưng cấp cứu không thành. Đơn vị này cho biết không dự trữ nhóm máu của chị D., cũng không có sẵn túi đựng máu. Gia đình đề nghị chuyển lên tuyến trên nhưng không cứu được sản phụ.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.