TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin, tại Điều 38 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định "mọi người đều có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh" và Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 đã đưa ra quan điểm: "Phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng".
Tuy nhiên, TS Đức cho hay, trong thời gian qua, chất lượng sống của người dân còn hạn chế do bệnh tật; người Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều hơn.
Chuyên gia chỉ lý do cần có Luật Phòng bệnh
Bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và nhiều bệnh không lây nhiễm khác đang gia tăng và tạo nên gánh nặng bệnh tật, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong...
"Nguyên nhân là chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc người Việt cũng như gia tăng bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng; sự gia tăng nhanh của các bệnh không lây nhiễm và gánh nặng bệnh tật (chiếm tới 73,7% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong chiếm tới 81,4% tổng số tử vong toàn quốc)", TS Đức nói.
![]() |
Bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và nhiều bệnh không lây nhiễm khác đang gia tăng và tạo nên gánh nặng bệnh tật, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong... |
Phân tích thêm nguyên nhân, TS Đức chỉ ra sự gia tăng các yếu tố nguy cơ về môi trường như ô nhiễm môi trường, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan,.... ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều cộng đồng dân cư, góp phần làm gia tăng các trường hợp nhập viện.
Cùng đó, các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, nghiện rượu và chất kích thích ngày càng gia tăng, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, do tác động của mất mát, khó khăn kinh tế và áp lực cuộc sống, làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Cục trưởng Hoàng Minh Đức cho biết để khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên cũng như thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý trong tình hình mới, việc xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh là rất cần thiết nhằm nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Đề xuất tiếp cận phòng bệnh từ sớm, từ xa
Theo đó, Bộ Y tế đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh theo hướng kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và bổ sung các quy định về:
- Phòng, chống bệnh không lây nhiễm;
- Phòng, chống các rối loạn sức khỏe tâm thần;
- Bảo đảm dinh dưỡng trong phòng bệnh;
- Phòng bệnh trước tác động của các yếu tố nguy cơ khác khác như phòng bệnh trong các cơ sở giáo dục, trong cung cấp nước sạch, bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu, dự phòng thương tích và sơ cấp cứu tại cộng đồng;
- Các điều kiện bảo đảm để phòng bệnh.
"Đây là các chính sách lần đầu tiên được đề xuất điều chỉnh ở cấp độ luật để bảo đảm cho các hoạt động này được thực hiện ổn định, lâu dài và là hướng đi mới đối với công tác phòng bệnh để đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân"- TS Hoàng Minh Đức nhấn mạnh.
![]() |
Theo dõi, chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tâm thần tại một cơ sở y tế. |
Trên cơ sở mô hình, gánh nặng bệnh tật, Bộ Y tế xác định và đề xuất 5 chính sách đưa vào dự án Luật; từng chính sách có mục tiêu riêng là phòng các bệnh theo từng lĩnh vực nhưng đều hướng tới mục tiêu chung, xuyên suốt là phòng bệnh góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh đó, theo TS Đức, giữa các chính sách có mối liên kết chặt chẽ với nhau mang tính nhân - quả như: việc thực hiện tốt chính sách dinh dưỡng sẽ góp phần đạt được mục tiêu chính sách về phòng, chống bệnh không lây nhiễm cũng như bệnh truyền nhiễm vì dinh dưỡng là nền tảng sức khỏe nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi và ngược lại, nếu dinh dưỡng không hợp lý thì nguy cơ bị thừa cân, béo phì và mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,...
Cùng đó, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có tới 60 đến 75% các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trên 35% số ca mắc ung thư có liên quan đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng và lối sống.
"Việc phòng tránh không để mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn mạn tính trong quá khứ sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm về sau này"- TS Đức nói.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh: Việc đề xuất 5 chính sách nêu trên trong dự án Luật Phòng bệnh hoàn toàn phù hợp với mô hình và gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Đồng thời phòng, chống bệnh không lây nhiễm (bao gồm cả các rối loạn sức khỏe tâm thần); phòng, chống các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ đó đề xuất các quy định pháp luật để phòng bệnh bao gồm cả các giải pháp phòng, chống trực tiếp (dự phòng cấp 2 - không để bệnh nặng lên, dự phòng cấp 3 - không để tàn phế hay tử vong) và giải pháp để kiểm soát yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe (dự phòng cấp 0 - không cho yếu tố nguy cơ xảy ra, dự phòng cấp 1 - không để bệnh xảy ra) nhằm phòng bệnh chứ không chỉ đơn thuần tiếp cận theo hướng chỉ tập trung vào các giải pháp kiểm soát yếu tố nguy cơ gây bệnh để phòng bệnh.
Với cách tiếp cận như vậy sẽ bảo đảm được tính bao phủ, toàn diện hơn và mối liên hệ giữa các chính sách.
Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y
Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.