Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Y tế nói gì về việc TP.HCM công bố dịch sởi trên địa bàn?

Việc công bố dịch phụ thuộc vào 2 tiêu chí chính đó là yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương. Về tiêu chí chuyên môn, TP.HCM đủ điều kiện để công bố dịch sởi.

Ngày 27/8, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định về công bố dịch sởi, bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Liên quan đến việc công bố dịch sởi của TP.HCM, trong thông tin gửi báo chí sáng nay (28/8), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay việc công bố dịch phụ thuộc vào hai tiêu chí chính đó là theo yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương.

Theo Cục Y tế dự phòng, về tiêu chí chuyên môn, TP.HCM đủ điều kiện để công bố dịch sởi theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và theo căn cứ tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Việc công bố dịch là do địa phương tự quyết định và còn căn cứ vào khả năng đáp ứng của thành phố.

Mặc dù, ngay từ đầu TP.HCM đã chuẩn bị tốt các kịch bản có thể xảy ra và đã có kế hoạch tiêm chủng vaccine sởi để chuẩn bị cho đợt dịch này, tuy nhiên thành phố cần tiếp tục huy động thêm nguồn lực và cần triển khai các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

cong bo dich soi anh 1

Bộ Y tế cho hay việc công bố dịch phụ thuộc vào hai tiêu chí chính đó là theo yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương.

Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, TP.HCM sẽ cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sau khi công bố dịch như thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp; thực hiện việc khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cách ly y tế và thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân.

Đối với các địa phương khác cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; tăng cường giám sát, xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế; kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để dịch lây lan, bùng phát trong cộng đồng và thường xuyên đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch; tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine; tổ chức tiêm bù, tiêm vét và triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi.

"Việc công bố dịch phụ thuộc vào hai tiêu chí chính đó là theo yếu tố về chuyên môn và khả năng đáp ứng của địa phương, do đó các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đánh giá nguy cơ, rà soát kỹ khả năng đáp ứng của địa phương và có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời hiệu quả; đồng thời không để gây hoang mang, lo lắng trong dư luận", Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Đối với người dân, cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh về để chủ động các biện pháp phòng bệnh và không xảy ra tình trạng hoang mang lo lắng; đồng thời chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng và sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, các khu vực tập trung đông người.

Liên quan đến dịch bệnh sởi, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai tiêm vaccine phòng bênh sởi.

Bộ Y tế cho biết Bộ đã ban hành Quyết định số 2495/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi năm 2024.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Sởi đảm bảo kịp thời, hiệu quả và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung. Cụ thể:

Đối với các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi triển khai theo Kế hoạch của Bộ Y tế tại Quyết định số 2495/QĐ-BYT ngày 22/8/2024 cần khẩn trương chuẩn bị, tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024 trên địa bàn theo Kế hoạch.

Căn cứ tình hình dịch Sởi tại địa phương, tỷ lệ tiêm chủng, năng lực xét nghiệm, điều trị, nguồn lực sẵn có trong phòng, chống dịch..., các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur thực hiện đánh giá nguy cơ, xác định vùng nguy cơ theo quy mô quận/huyện, xã/phường, rà soát đối tượng, đề xuất bổ sung địa bàn và đối tượng triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi trong trường hợp cần thiết và báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng).

Đồng thời thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch sởi, chủ động tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát trong cộng đồng.

Theo TS.BS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chiến dịch tiêm chủng sởi lần này sẽ tiêm khoảng hơn 1 triệu liều và khác với kế hoạch tiêm bù, tiêm vét đã được thực hiện là đối tượng tiêm chủng được mở rộng. Cụ thể, trước đây chỉ tiêm cho trẻ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.

Tuy nhiên, trong chiến dịch thêm này đối tượng tiêm chủng là trẻ từ 1 đến 10 tuổi, trừ những trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Bộ Y tế đã đánh giá nguy cơ dịch theo bộ công cụ do Tổ chức Y tế thế giới cung cấp và xác định 18 tỉnh, thành phố với khoảng 100 huyện nằm trong khu vực có nguy cơ. Bộ Y tế sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng này. Dự kiến sẽ tiêm từ tháng 9/2024.

Được sống thật với chính mình luôn là một hạnh phúc. Trong cuốn sách "Sống thật để thật sự sống", người đọc được khuyến khích mở rộng tâm trí đón chào tiềm năng hiểu biết và yêu thương, đồng thời đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và thực tế để sống dựa trên sự tử tế đó.

Một phụ nữ nguy kịch sau khi hút mỡ tại Bệnh viện thẩm mỹ Paris

Một ngày sau khi hút mỡ bụng và hai cánh tay, người phụ nữ đột ngột khó thở được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.

https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-noi-gi-ve-viec-tphcm-cong-bo-dich-soi-tren-dia-ban-169240828075422364.htm

Thái Bình / Sức Khỏe Đời Sống

Bạn có thể quan tâm