Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ Y tế đề nghị xử lý bác sĩ 'tiếp tay' TPCN gây hiểu lầm

Bộ Y tế đã ban hành công văn đề nghị các bác sĩ, nhân viên y tế không tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Bác sĩ Lê Thị Hải xuất hiện trong đoạn giới thiệu sữa Talacmum. Ảnh: Vietnamnet.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: "Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm". Như vậy, việc làm trên là vi phạm quy định của pháp luật.

Để hạn chế tình trạng quảng cáo quá mức, quảng cáo chưa được thẩm định nội dung, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm thực phẩm đến với người tiêu dùng, Bộ Y tế đã ban hành công văn đề nghị các bác sĩ, nhân viên y tế không tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y, dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam thông báo đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả người lao động của đơn vị đã nghỉ công tác) về tình trạng trên.

Đồng thời, cơ quan này cũng đề nghị rà soát, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có vi phạm.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết người vi phạm quy định sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Nhập viện sau khi ăn món trứng đặc sản đắt đỏ

Bệnh nhi bắt đầu nổi mẩn ngứa toàn thân sau khi ăn bánh trứng kiến. Không lâu sau, trẻ bắt đầu khó thở, phù mặt, sốc phản vệ độ II.

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị tay chân miệng

Con trai tôi vừa mắc tay chân miệng, có hơi sốt và nổi phát ban. Xin hỏi bệnh có gây biến chứng gì không và khi nào tôi cần đưa con khám?

Bộ Y tế chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền tới quản lý thị trường xử lý

Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, cho biết đã chuyển đơn tố cáo liên quan Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm