Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bốn bộ phận của lợn ăn càng ít càng tốt

Thịt lợn là món ăn hàng ngày của nhiều gia đình châu Á nhưng bạn nên hạn chế ăn phổi, gan, lòng già, cổ.

Nội tạng lợn ngon nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn. Ảnh: CNN.

Thịt lợn là loại thịt đỏ được tiêu thụ phổ biến nhất trên toàn thế giới, đặc biệt ở châu Á. Với hàm lượng protein cao, giàu vitamin và khoáng chất, thịt lợn nạc có thể là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Nhưng một số bộ phận của lợn chứa ký sinh trùng và chất độc hại, ăn nhiều sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Gan

Rất nhiều người thích ăn gan lợn. Gan giàu sắt cùng vitamin A, có tác dụng bổ dưỡng nhất định với cơ thể. Ngoài ra, thường xuyên ăn gan lợn cũng có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn lợn được nuôi bằng thức ăn công nghiệp hoặc tiêm các loại thuốc phòng ngừa, chữa bệnh. Vì vậy, gan chứa nhiều rác thải độc tố, người ăn thường xuyên sẽ tăng gánh nặng cho bộ máy hấp thụ, xử lý thức ăn. Do đó, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ gan dù thích.

Lòng già

Lòng già của lợn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và vitamin, đồng thời có tác dụng nhuận tràng. Loại thực phẩm này dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn luộc, xào nấu.

Tuy nhiên, lòng già chứa nhiều chất béo, ăn quá mức sẽ dẫn đến nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.

Ngoài ra, lòng già còn có chức năng bài tiết chất độc, chất thải nên bị coi là bộ phận bẩn nhất. Muốn ăn, bạn phải rửa thật sạch, nấu chín. Nếu sơ chế không kỹ lưỡng, thường sẽ có một lượng lớn vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể khi bạn ăn.

Cổ

Theo Aboluowang, cổ lợn nối liền với tuyến bạch huyết và tuyến giáp dễ dẫn đến tích tụ virus và vi khuẩn, ăn nhiều sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Khi giết mổ, lợn bị cắt tiết có thể bị tắc nghẽn các chất gây hại ở cổ.

Ngoài ra, cổ lợn cũng có hàm lượng chất béo lớn, ăn nhiều gây tăng cân, kéo theo các vấn đề tim mạch.

Phổi

Phổi có chức năng giúp lợn thở. Môi trường sống của lợn nhiều bụi bẩn, phân chuồng chứa vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong một thời gian dài. Lợn hay có thói quen hít ngửi sát đất, dễ dàng tiếp xúc với các yếu tố trên. Trong không gian như vậy, phổi lợn có xu hướng chứa một lượng lớn vi khuẩn và virus.

Mặc dù thịt lợn rất hữu ích cho sức khỏe con người, bạn không nên mua quá nhiều cùng một lúc vì thời gian bảo quản tươi ngon tương đối ngắn. Ngay cả khi để trong tủ lạnh, giá trị dinh dưỡng của thịt sẽ mất dần.

Khi mua thịt lợn, bạn nên chú ý nhiều hơn đến bề mặt của thịt có còn tươi không, cầm lên và ngửi xem đã bị biến chất hay chưa.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Nguyên nhân không ngờ khiến cô gái 20 tuổi mắc u xơ tử cung

Bệnh nhân có thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya thậm chí không ngủ, nghiện đồ ngọt và các loại thực phẩm chiên rán, có ngày uống tới 3-4 cốc trà sữa.

https://vietnamnet.vn/bon-bo-phan-cua-lon-an-cang-it-cang-tot-2099702.html

An Yên / Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm