Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bong bóng gà khổng lồ mô phỏng Donald Trump ở Trung Quốc

Hình ảnh con gà đang là nội dung chủ đạo khắp các thành phố ở Trung Quốc khi Tết Nguyên Đán đã cận kề.

Cuộc đại sum họp của 1,4 tỷ người Trung Quốc "Xuân vận” hay "Cuộc di cư mùa xuân" là lúc hàng trăm triệu người Trung Quốc về quê ăn Tết Âm lịch. Đó là cuộc di cư thường niên lớn nhất của loài người trên Trái Đất.
Trung Quoc chuan bi Tet anh 1
Người dân chọn mua đồ trang trí nhà cửa ngày Tết tại một khu chợ ở thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc năm nay sẽ diễn ra từ ngày 28/1. Ảnh: IC.
Trung Quoc chuan bi Tet anh 2
Cô bé ôm gà trống đồ chơi tại một khu chợ ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên. Theo âm lịch, 2017 là năm con gà. Những người sinh năm con gà thường được cho là trung thực, năng động, thông minh và tự tin. Chiêm tinh học Trung Quốc cho rằng năm tuổi là năm kém may mắn nhất trong cuộc đời. Ảnh: IC.
Trung Quoc chuan bi Tet anh 3
Phố Fuk Wing ở Hong Kong ngập tràn sắc đỏ. Ảnh: Getty. 
Trung Quoc chuan bi Tet anh 4
Các tác phẩm điêu khắc hình con gà được trưng bày tại một triển lãm nghệ thuật ở Thượng Hải. Mỗi khi Tết Nguyên Đán đến gần, hàng trăm triệu người Trung Quốc lên đường về quê để đoàn tụ gia đình. Đây được coi là "cuộc di cư" hàng năm lớn nhất thế giới.  Ảnh: IC. 
Trung Quoc chuan bi Tet anh 5
Đèn lồng gà trống khổng lồ xuất hiện trên đường phố Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên. Tết âm lịch của Trung Quốc còn được gọi là lễ hội mùa Xuân. Ảnh: IC. 
Trung Quoc chuan bi Tet anh 6
Con gà trống trong ảnh cao 3,6 m, được làm từ bơ và đặt tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Tác phẩm được hoàn thiện trọng vòng 22 ngày với 150 kg bơ. Ảnh: IC. 
Trung Quoc chuan bi Tet anh 7
Thanh niên Trung Quốc dùng điện thoại chụp ảnh trước dàn đèn lồng treo trong công viên ở Bắc Kinh. Ảnh: Getty.
Trung Quoc chuan bi Tet anh 8
Hội chợ đèn lồng ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, các nước như Triều Tiên, Hàn Quốc, Singapore, Mông Cổ... cũng đón Tết âm lịch. Ảnh: IC. 
Trung Quoc chuan bi Tet anh 9
Một người phụ nữ cắt hình gà bằng giấy đỏ. Ảnh: Getty. 
Trung Quoc chuan bi Tet anh 10
Người dân Trung Quốc bắt đầu đi sắm Tết. Các siêu thị cũng giảm giá nhiều mặt hàng nhân dịp này. Ảnh: Getty. 

Trung Quoc chuan bi Tet anh 11
Nhân viên công ty Alibaba chăm chú theo dõi robot có khả năng viết thư pháp tại Hàng Châu, Trung Quốc. Robot ET có thể viết những câu đối độc quyền cho mỗi nhân viên nhờ công nghệ nhận dạng khuôn mặt và giọng nói. Theo truyền thống, câu đối là vật trang trí không thể thiếu trong mỗi gia đình Trung Quốc vào dịp Tết. Ảnh: Getty. 
Trung Quoc chuan bi Tet anh 12
Một người thợ phơi câu đối Tết. Nhiều đồ vật trang hoàng nhà cửa theo truyền thống của Trung Quốc hiện vẫn được sản xuất tại Truy Bắc, Sơn Đông. Ảnh: Getty
Trung Quoc chuan bi Tet anh 13
Các nghệ sĩ trình diễn màn múa rồng và sư tử tại An Khang, Thiểm Tây trước Tết Nguyên Đán. Ảnh: Getty. 

Trung Quoc chuan bi Tet anh 14
Bóng khổng lồ mô phỏng dáng vẻ của tổng thống đắc cử Donald Trump được sản xuất trước Tết Đinh Dậu ở nhà máy ở Gia Hưng, Chiết Giang. Ảnh: Getty. 

Đại sứ Mỹ chúc người Việt phát tài, phát lộc, không phát phì

Sáng 18/1, Đại sứ Mỹ Ted Osius thả cá chép tại hồ Tây và đi chợ hoa Quảng Bá chuẩn bị đón Tết cùng bạn bè và nhân viên.

Những truyền thống đón năm mới độc đáo trên thế giới

Đập vỡ đồ vật, uống rượu pha với tro... là những cách khác lạ được người dân ở nhiều nước thực hiện để đón chào năm mới.

Mai Anh

Bạn có thể quan tâm