Chính phủ Brunei nói rằng CPTPP sẽ giúp họ khai thác cơ hội thương mại mới tại các quốc gia như Canada và Chile. Ảnh: Reuters. |
Brunei đã thông báo cho New Zealand, nơi lưu giữ các tài liệu của thỏa thuận, về việc phê chuẩn vào hôm 13/5, theo một tuyên bố của chính phủ ngày 14/5.
Thỏa thuận dự kiến có hiệu lực đối với quốc gia Đông Nam Á giàu năng lượng này vào giữa tháng 7, 60 ngày sau khi thông báo.
“CPTPP sẽ mang lại cơ hội thương mại tại những thị trường mới như Canada và các nước Mỹ Latin như Chile, Peru và Mexico. Hơn nữa, thỏa thuận cũng sẽ nâng cao sức hấp dẫn của Brunei Darussalam như một điểm đến cho các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Bộ Tài chính và Kinh tế cho biết trong một tuyên bố.
Các thành viên khác của CPTPP là Australia, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Anh đang sẵn sàng trở thành thành viên thứ 12, với mục tiêu ký thỏa thuận vào tháng 7.
Brunei - cùng với New Zealand, Singapore và Chile - là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (P4), có hiệu lực từ năm 2006 và đóng vai trò là nền tảng cho TPP.
Mỹ, Nhật Bản và các nước khác sau đó đã tham gia các cuộc đàm phán mở rộng hiệp định thành Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Mười hai quốc gia đã ký kết TPP vào năm 2016, nhưng Mỹ sau đó đã rút lui.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.