Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bức ảnh trắng đen gây 'lú màu' khiến dân mạng tranh cãi

Bức ảnh bất ngờ trở thành tâm điểm trên các diễn đàn khi một số người khẳng định là ảnh trắng đen, trong khi số khác nói nhìn thấy nhiều màu như đỏ, vàng, xanh...

Ngày 26/7, loạt ảnh được chia sẻ bởi tài khoản Kolyvind Kolas trên trang Patreon thu hút sự chú ý của nhiều người và trở thành tâm điểm tranh cãi trên các diễn đàn.

Câu hỏi “Bức ảnh có màu gì?” nhận được nhiều câu trả lời khác nhau.

Hầu hết dân mạng nói nhìn thấy nhiều màu sắc như đỏ, xanh, vàng... trong bức ảnh. Còn số khác cho rằng ngoại trừ những gạch màu, hình ảnh chỉ có màu trắng, đen và xám.

buc anh gay lu mau anh 1
Bức ảnh gây "lú màu" được dân mạng chia sẻ trong những ngày qua. Ảnh: Kolyvind Kolas.

“Thoạt đầu nhìn sẽ tưởng là nhiều màu nhưng nếu nhìn kỹ thì chỉ một màu xám thôi”, @yulibe bình luận.

Còn @drawndark viết: “Nếu nhìn ra được nhiều màu chúc mừng bạn đã gia nhập số đông bình thường. Còn nếu chỉ nhìn thấy 1, 2 màu, hoặc là bạn phi thường, hoặc là bạn bất thường”.

Tuy vậy, theo Kolyvind Kolas, những bức hình được anh chia sẻ là ảnh trắng đen. Người này cho biết anh chỉ vẽ thêm các đường màu lên bức ảnh.

"Hình ảnh trên là một thử nghiệm về độ tương phản màu sắc. Một lưới màu được phủ lên bức ảnh có màu xám thuộc nhiều cấp độ đậm nhạt.

Bộ não chúng ta bị đánh lừa và tự lấp đầy các ô màu xám bằng các mảng màu khác nhau mặc dù chúng không có ở đó", người này viết.

buc anh gay lu mau anh 2
Dân mạng tranh cãi về màu sắc của các bức ảnh. Ảnh: Kolyvind Kolas.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện bức ảnh khiến cộng đồng mạng “chia phe”, tranh cãi nảy lửa.

Trước đó, một bức hình tương tự được TS David Novick, ĐH Texas (Mỹ) chia sẻ lên trang cá nhân "gây bão" trong nhiều ngày.

Hầu hết dân mạng đều nhìn thấy hai quả bóng có màu khác nhau nhưng thực tế chúng có màu giống hệt nhau.

Chính những chấm bi có màu thay đổi phía trên hai trái bóng đã đánh lừa mọi người.

buc anh gay lu mau anh 3
Bức hình của TS Novick là ví dụ về ảo ảnh kinh điển có tên gọi là Munker. Ảnh: David Novick.

Bức hình của tiến sỹ Novick, được ông đặt tên là “Pháo hoa giấy", là ví dụ về ảo ảnh kinh điển có tên gọi là Munker.

Theo giáo sư người Đan Mạch Michael Bach, ảo ảnh Munker tiết lộ rằng khi nhận thức về màu sắc của một đối tượng, chúng ta thường bị chi phối bởi những màu sắc xung quanh.

Quỳ gối chụp ảnh bạn gái, chàng trai bị dân mạng chê 'xấu mặt đàn ông'

Bức ảnh được chia sẻ kèm nội dung chàng trai quỳ gối xin lỗi người yêu ở Hà Nội hiện bị dân mạng lên án, chỉ trích. Chủ nhân khoảnh khắc này nói với Zing.vn đây là thông tin sai.





Huệ Lâm

Bạn có thể quan tâm