1. Bức tranh này có tên là gì?
Bức tranh này có tên là Salvator Mundi (Đấng cứu thế), mô tả hình ảnh Chúa Jesus trong chiếc áo màu xanh, tay phải làm dấu ban phước, tay trái cầm một quả cầu pha lê. Ban đầu, bức tranh này thuộc sở hữu của Vua Charles I. Đến năm 2013, nó lại được bán cho một nhà buôn tranh người Thụy Sĩ với giá gần 80 triệu USD. Người này tiếp tục bán cho một tỷ phú người Nga với giá 127 triệu USD. Đến năm 2017, Salvator Mundi được bán đấu giá ở New York (Mỹ) với giá 450 triệu USD và trở thành bức tranh có giá bán cao nhất. Ảnh: Hürriyet Daily News. |
2. "Salvator Mundi" là tác phẩm của ai?
Theo The Telegraph, Leonardo da Vinci được cho là người đã vẽ bức họa Salvator Mundi vào những năm 1500, cùng khoảng thời gian ông vẽ bức họa nổi tiếng Mona Lisa. Tuy nhiên, đến nay, nguồn gốc của bức tranh này vẫn gây tranh cãi trong giới nghệ thuật. Năm 2019, các nhà quản lý bảo tàng Lourve (Pháp) từ chối đưa Salvator Mundi vào triển lãm tranh của Leonardo da Vinci. Lý giải cho điều này, các nhà quản lý cho rằng tác phẩm này không chỉ của riêng danh họa người Italy, theo The Guardian. Ảnh: The Guardian. |
3. Đâu không phải một tác phẩm của Leonardo da Vinci?
Leonardo da Vinci (1452-1519), tên đầy đủ là Leonardo di ser Piero da Vinci, là họa sĩ, nhà khoa học, nhà phát minh nổi tiếng trong thời Phục Hưng. Ông được đánh giá là một người toàn năng, là đại diện cho những nhà nhân văn lý tưởng trong thời kỳ đó. Nói cách khác, ông là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thời Phục Hưng. La belle ferronnière (1490-1499), Lucan portrait (1505), The Last Supper (1495-1498) đều là những tác phẩm hội họa nổi tiếng của Leonardo. Riêng The Calling of St Matthew (1599-1600) là tác phẩm của danh họa Michelangelo. Bức bích họa trong ảnh là The Last Supper, tên tiếng Italy là Il Cenacolo hoặc L'Ultima Cena, tên tiếng Việt là Bữa ăn tối cuối cùng. Ảnh: Flickr. |
4. Thời Phục Hưng bắt đầu tại đâu, vào khoảng thời gian nào?
Thời Phục Hưng bắt đầu vào khoảng năm 1350 tại Italy, nơi các học giả tái khám phá tác phẩm của các nhà toán học, triết gia, nghệ sĩ của Hy Lạp và La Mã. Tư tưởng trong những tác phẩm này đã tạo ra một trường phái tư tưởng mới gọi là chủ nghĩa nhân văn. Nó đề cao tính thực nghiệm, kinh nghiệm và các kiến thức, hiểu biết thực tế, đối lập với sự mê tín và tính truyền thống thời Trung cổ. Tư tưởng mới mẻ được lưu truyền tại Italy và sau đó lan rộng đến các quốc gia châu Âu, truyền cảm hứng cho loạt thế hệ nghệ sĩ, kiến trúc sư và triết gia trong thời kỳ này. Ảnh: Mise en place. |
5. Đâu là ý kiến không đúng về hội họa thời Phục Hưng?
Hội họa thời Trung cổ chủ yếu tập trung vào phong cảnh và các chân dung tôn giáo. Trong khi đó, hội họa thời Phục Hưng đã thể hiện nhiều chủ đề đa dạng hơn như lịch sử, cuộc sống hàng ngày. Thậm chí, các họa sĩ đưa hình ảnh trong thần thoại Hy Lạp, La Mã vào tác phẩm của mình. Trong thời kỳ này, kỹ thuật vẽ tranh cũng được nâng tầm. Các họa sĩ áp dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh để tạo chiều sâu cho bức họa và mang lại cảm giác chân thực, sống động hơn. Ảnh: Wikipedia. |
6. Tượng David là tác phẩm điêu khắc của ai?
Tượng David là tác phẩm của họa sĩ, nhà điêu khắc Michelangelo, tên đầy đủ là Michelangelo Merisi da Caravaggio. Ông sinh năm 1475, mất năm 1564, là một trong những nghệ sĩ vĩ đại, nổi tiếng trong thời Phục Hưng. Tượng David được làm từ đá cẩm thạch. Michelangelo bắt tay vào chế tác vào năm 1501 và hoàn thành vào năm 1504. Các tác phẩm điêu khắc thời Phục Hưng lấy cảm hứng từ Hy Lạp và La Mã. Các tác giả thường thể hiện nhân vật ở tư thế tự nhiên và làm nổi bật các chi tiết nhỏ như trang phục, mặt và tóc. Nhiều nghệ sĩ đã nghiên cứu giải phẫu cơ thể người để tạo ra tác phẩm có độ chính xác cao, tạo cảm giác sống động như người thật. Ảnh: USA Today. |