Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bức tranh hơn 33.000 USD nằm giữa bãi rác ở Mỹ

Đầu bếp Chris Bianco vô tình thấy tác phẩm hội họa do cha ông sáng tác cách đây 50 năm tại một bãi rác ở thành phố New York. Không ai rõ lý do bức họa 33.000 USD bị vứt bỏ.

Khi đang lướt mạng xã hội, Chris Bianco (61 tuổi), đầu bếp làm bánh pizza nổi tiếng từng đoạt giải James Beard, hiện sở hữu hai nhà hàng ở Phoenix (bang Arizona, Mỹ), bắt gặp một bài đăng khiến ông sững người.

Đó là một bức ảnh chụp góc đổ rác ở quận Queens (thành phố New York, Mỹ). Nổi bật giữa đống tác là một bức tranh cao gần 2 m đang dựa vào tường gạch.

Bức chân dung vẽ về một người phụ nữ đẹp khoảng 30 tuổi, khoác trên mình chiếc áo choàng rực rỡ nhưng gương mặt lại nhăn nhó, lộ vẻ buồn chán.

Chris chẳng thể nào quên được biểu cảm của nhân vật này, theo Los Angeles Times. Đó là bức chân dung mà cha ông, hoạ sĩ Leonard Bianco, vẽ bằng sơn dầu vào cuối năm 1969.

Tranh cua Leonardo da Bianco,  Chris Bianco,  tac pham nghe thuat anh 1Tranh cua Leonardo da Bianco,  Chris Bianco,  tac pham nghe thuat anh 2

Bức chân dung khi được phát hiện tại bãi rác trên đường phố và khi được Chris mang về. Ảnh: @stoopinginqueens, Chris Bianco.

Chưa từng được thanh toán

Chris tự hỏi trong suốt những năm qua, đã có chuyện gì xảy ra với tác phẩm nghệ thuật này, để đến mức bị mang đi vứt bỏ. Dù gì, Leonard Bianco, cha của Chris từng là một nghệ sĩ thành đạt ở New York.

Cố hoạ sĩ từng vẽ chân dung cho ca sĩ Barbra Streisand và bức họa chúa Kitô cho Vương cung Thánh đường Đức mẹ Maria ở Phoenix. Thậm chí, ông từng vẽ tranh chân dung về hai chú chó săn của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson.

Còn bức chân dung về người phụ nữ kia có thể coi là một trong những tác phẩm để đời của Leonard. Tuy nhiên, đối với Leonard và gia đình cố hoạ sĩ, bức tranh gắn với những nỗi buồn trong quá khứ.

Tranh cua Leonardo da Bianco,  Chris Bianco,  tac pham nghe thuat anh 3

Đầu bếp Chris Bianco cùng bức tranh cha ông, hoạ sĩ Leonard vẽ năm 1970. Ảnh: Brian van der Brug/Los Angeles Times.

Năm 1969, khi Chris lên 7 tuổi, cha của ông nhận được đơn đặt vẽ tranh từ một người phụ nữ khá giả ở quận Manhattan (thành phố New York).

Lúc đó, họa sĩ mới mua căn nhà đầu tiên và đang đối mặt với vấn đề tài chính, một phần cũng vì thu nhập của người nghệ sĩ không đều đặn.

“Cha tôi không giống như những người nghệ sĩ khác. Nếu có một bản hit hay, ông sẽ đằm chìm rất lâu trong sự thành công đó”, Chris nói.

Đơn đặt tranh có vẻ rất tiềm năng, nhưng khách hàng muốn đưa ra các yêu cầu riêng. Người phụ nữ giàu có đó muốn khung tranh được trang trí đặc biệt công phu. Do đó, Leonard đã dùng khung tranh bằng vàng lá có giá tới 2.000 USD. Khoản chi phí này khách hàng đã thanh toán trước.

Chris cho biết thời điểm đó, chi phí tổng cho bức chân dung của cha ông là 4.000 USD, tức khoảng 33.000 USD bây giờ. Cha ông đã làm việc miệt mài trong khoảng 4 tháng để hoàn thành bức tranh cao 2 m.

Chris chia sẻ một số chi tiết ông thích trong tranh, chẳng hạn như chiếc khăn choàng có hoa văn phức tạp trên người phụ nữ thực chất là một tấm rèm cửa sổ. Cô ấy đang mang thai nhưng không muốn điều đó lộ ra nên đã dùng rèm che lại.

Năm 1970, Leonard giao bức tranh đến cho khách hàng. Đó là thời điểm mọi thứ trở nên tồi tệ.

“Cô ấy từ chối trả tiền”, Chris nói. Ông kể rằng cha ông đã đệ đơn kiện, nhưng không có kết quả. Hồ sơ lưu lại cho thấy Leonard đã khởi kiện vào năm 1971. Nhưng cuối cùng người hoạ sĩ đã từ bỏ và không nhận được một xu nào.

“Đó là một năm khó khăn”, Chris đau lòng kể lại. Mất công sức, Leonard cũng mất luôn tác phẩm của mình, người phụ nữ đã giữ lại bức tranh.

Nhưng Chris cho biết đây không chỉ là vấn đề tiền bạc. Cú sốc này khiến cha ông mang gánh nặng tâm lý dai dẳng, mãi cho đến khi người hoạ sĩ qua đời vào năm 2021 ở tuổi 94.

Bắt gặp bức họa trên vỉa hè

Tháng 04/2023, sau khi ăn trưa, Marion Weiss (35 tuổi) cùng bạn là Krissy Kivel quay trở lại căn hộ ở Queens.

Trong lúc bước bộ trên đường số 35, cả hai đã bị ấn tượng bởi bức tranh vẽ một người phụ nữ với chiếc khăn choàng màu sắc rực rỡ nằm bên vỉa hè. Họ quyết định mang bức tranh đã bị dỡ bỏ khung về căn hộ.

Sau khi nhìn thấy chữ ký “Leonard Bianco” trên tranh, Krissy lên mạng tìm hiểu thêm về nghệ sĩ này. Còn Krissy đã liên hệ Stooping in Queens New York, tài khoản Instagram chuyên đăng hình những món đồ bị bỏ rơi trên đường phố, để tìm ngôi nhà rộng hơn cho tác phẩm nghệ thuật cao gần 2 m.

Tranh cua Leonardo da Bianco,  Chris Bianco,  tac pham nghe thuat anh 6

Họa sĩ Leonard vẽ tranh để treo tại một trong những nhà hàng của con trai vào năm 2021. Ảnh: Chris Bianco.

Jessica Wolff, chủ tài khoản Stooping in Queens New York đã thêm bức tranh vào trang Instagram. Nhờ đó, đầu bếp Chris đã có cơ duyên gặp lại tác phẩm thất lạc hơn 50 năm của cha ông.

Chris chưa bao giờ tìm kiếm bức tranh. Nhưng khi nhìn thấy tác phẩm, ông biết mình cần lấy lại nó.

“Đó là một trong những điều điên rồ nhất mà từng xảy ra với tôi,” Chris nói.

Ông đề xuất trả tiền cho Weiss để mua lại tác phẩm, nhưng cô ấy không nhận tiền.

“Tôi không biết làm thế nào có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình”, Chris cảm động trước lòng tốt của Weiss.

Chris Bianco sắp xếp chuyển bức chân dung đến Los Angeles (bang California, Mỹ). Hiện kiệt tác được trưng bày tại nhà hàng Pane Bianco của ông ngay trung tâm thành phố.

Chris và cha có truyền thống vẽ tranh cho mỗi nhà hàng của Chris. “Nghi thức” bắt đầu khi Pizzeria Bianco, nhà hàng đầu tiên của Chris, được khai trương năm 1994.

Sau khi cha mất, nhà hàng Pane Bianco ở Los Angeles khai trương vào tháng 6/2023 đã không còn cơ hội tiếp tục nghi thức này. Nhưng giờ đây, khoảng trống trong căn bếp của Pane Bianco đã được lấp đầy bởi chân dung người phụ nữ trong chiếc áo choàng rực rỡ.

Tranh cua Leonardo da Bianco,  Chris Bianco,  tac pham nghe thuat anh 7

Bức tranh hiện được trưng bày tại nhà hàng Pane Bianco của Chris Bianco ở Los Angeles. Ảnh: Brian van der Brug/Los Angeles Times.

“Cô ấy đã thanh toán trước, bằng cách cho chúng tôi mượn hình ảnh của mình. Bây giờ bức hoạ là của tôi và tôi sẽ chia sẻ với mọi người". Chris nói.

Từ khi xuất hiện trong nhà hàng, tất cả thực khách ghé đến đều bắt gặp ánh mắt của người phụ nữ đẹp trong tranh.

Với Chris, điều này đã hoà giải những bất hoà giữa người phụ nữ và gia đình ông. Khoản nợ trong quá khứ đã được giải quyết.

Tuy nhiên, lý do bức chân dung này lại xuất hiện tại bãi rác vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp.

Weiss đặt giả thuyết có thể người phụ nữ trong tranh hoặc các thành viên gia đình của bà sống gần đó. Tuy nhiên, họ không tìm thấy thông tin.

Họa sĩ mang 'đất, nước, gió, lửa và tâm' vào triển lãm ở TP.HCM

Họa sĩ Nguyễn Duy Nhựt khởi động năm mới với triển lãm cá nhân "The Light and Instincts of Art", với sự kết hợp ứng dụng công nghệ vào thực hành nghệ thuật đương đại.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm