Trong lúc cùng nhân viên sắp xếp đồ ăn lên quầy, anh Đặng Đức Vinh (28 tuổi), chủ quán buffet trên đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh), vui vẻ kể lại cảm xúc khi lần thứ 3 tổ chức buffet 1.000 đồng cho người nghèo vào ngày 30/6 vừa qua.
Mỗi tháng một lần, anh tổ chức "buffet 1k" dành riêng cho những bà con có hoàn cảnh khó khăn, người vô gia cư và người khuyết tật. Tiền tổ chức được trích từ doanh thu quán lẩu.
Để phục vụ khoảng 200-300 thực khách trong ngày này, từ sáng sớm, nhân viên của quán đã tất bật chuẩn bị 200 kg nguyên liệu. Đến 10h, hơn 30 món ăn từ thịt, cá, hải sản, cơm chiên, rau củ... được sắp xếp đầy đủ lên quầy.
"Các bạn nhân viên phải làm việc mệt hơn nhưng ai nấy đều vui khi nhìn thấy nụ cười của những cô chú tới ăn. Chúng tôi quan niệm 'của cho không bằng cách cho', vì vậy với khách nào cũng phục vụ hết mình", anh Vinh chia sẻ.
Khó khăn trong quá khứ
Từng nhiều lần trải qua khó khăn, khủng hoảng và có lúc thất bại trong làm ăn, anh Vinh phần nào hiểu
Trước đó, chàng trai quê Sóc Trăng một mình kinh doanh quán lẩu ngay trên mặt bằng hiện tại, nhưng không có khách và cuối cùng phải đóng cửa sau 3 tháng. Thời điểm ấy, anh gần như phá sản với số nợ lên đến cả tỷ đồng.
Tháng 3/2023, chàng trai 28 tuổi lại cùng hai người bạn khác mở nhà hàng buffet. Anh nói rằng một phần nhờ vào "duyên", quán của 3 người thu hút đông thực khách và kinh doanh khởi sắc.
Hơn 30 món ăn được phục vụ trong buổi buffet 1.000 đồng dành cho người khó khăn. |
Cùng lúc đó, Vinh bắt đầu dự án từ thiện cho người nghèo. Ban đầu, anh nghĩ đến việc đi phát cơm từ thiện, nhưng nhận thấy đã có nhiều tổ chức khác làm. Dựa vào lợi thế sẵn có, thêm mặt bằng quán rộng rãi, anh quyết định mở buffet cho người khó khăn.
"Mỗi bà con đến đây, tôi vẫn nói quán sẽ thu của mọi người 1.000 đồng. Tôi muốn họ thấy mình là một khách hàng thực sự", anh chia sẻ.
Tổ chức từ 10h đến 13h, "buffet 1k" có thể đón tiếp 300 khách, có những lần đồ ăn sẽ hết trước giờ nghỉ. Chi phí anh Vinh bỏ ra cho mỗi bữa như vậy là khoảng 30 triệu đồng.
Vị chủ quán cũng luôn có mặt trong những lần đón tiếp bà con khó khăn, anh thích trò chuyện để hiểu thêm về hoàn cảnh của họ. Anh cũng dặn dò nhân viên chu đáo hơn, để ý đến những khách cần sự hỗ trợ lấy đồ ăn như người khuyết tật hay các ông, bà lớn tuổi.
Lan tỏa
Anh Vinh cho biết ngay sau lần đầu tiên tổ chức, buffet 1.000 đồng đã được nhiều người biết đến và chia sẻ trên mạng xã hội. Có những mạnh thường quân biết tới và mong muốn được chung tay để giúp đỡ bà con.
"Tuy nhiên, tôi không nhận tiền quyên góp. Tôi chỉ làm trong khả năng của mình".
Những người muốn đóng góp có thể gửi gạo, mì gói, sữa hay quần áo để anh Vinh giúp trao đến tay những người khó khăn.
Những món ăn trong buffet 1.000 đồng cũng là những món quán thường phục vụ. |
Trước mỗi bữa ăn, anh thường liên hệ với phường để nhờ phát phiếu đến tay bà con thực sự khó khăn.
"Với người có điều kiện, một bữa buffet không quá giá trị. Nhưng với những người trong hoàn cảnh khó khăn, một bữa trưa cũng giúp họ đỡ chút tiền để trang trải chi phí khác", anh giải thích.
Nhận thấy được ý nghĩa của buffet 1.000 đồng, nhân viên của quán - đa số là sinh viên làm thêm - đã tự bàn bạc và ủng hộ một ngày lương để có thể mua thêm một phần đồ ăn cho người nghèo.
"Đó là điều hạnh phúc nhất vì những gì mình làm đã lan tỏa được sự tích cực và chia sẻ niềm vui cho người khác", anh Vinh nói và cho biết các buổi buffet
Sau ít tháng khai trương, anh Vinh và những người bạn của mình đã mở rộng thương hiệu của mình ra một số chi nhánh. Anh cũng luân phiên tổ chức các buổi buffet 1.000 đồng ở các chi nhánh khác của quán lẩu ở quận 7 và quận 10 để có thể giúp đỡ nhiều người hơn.
Đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.