Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bùi Bích Phương có lúc ở tận cùng sự chán nản

Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện buông xuôi và trở thành người phụ nữ thật bình thường…”, Bùi Bích Phương chia sẻ.

Bùi Bích Phương có lúc ở tận cùng sự chán nản

Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện buông xuôi và trở thành người phụ nữ thật bình thường…”, Bùi Bích Phương chia sẻ.

Bùi Bích Phương có lúc ở tận cùng sự chán nản

Gặp lại Bùi Bích Phương sau 20 năm, vẫn vẻ đẹp thuần Việt rạng ngời, duyên dáng ấy nhưng có phần sang trọng và mặn mà hơn. Chị tâm sự với Dân trí, danh hiệu Hoa hậu không giúp mình dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống nhưng là áp lực tích cực để vượt qua những khó khăn, trở ngại. Để có vị trí thành công và mái ấm gia đình hạnh phúc ngày hôm nay, chị đã phải trải qua những giai đoạn đầy gian khổ, chán nản…

Thuộc thế hệ Hoa hậu Việt Nam đầu tiên, được đánh giá là người thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống gia đình; theo chị, một cô gái đoạt vương miện sắc đẹp thì việc giữ gìn danh hiệu hay tìm kiếm một vị thế khác trong xã hội là điều quan trọng?

Quan niệm về danh hiệu Hoa hậu là rất quan trọng. Nếu quan niệm đúng thì sẽ có hướng đi đúng và xứng đáng với danh hiệu được trao tặng. Danh hiệu đó hoàn toàn không phải là bệ phóng giúp một cô gái bình thường trở thành người phụ nữ thành công trong cuộc sống một cách dễ dàng.

Tôi nghĩ bất cứ thành công nào cũng xuất phát từ lao động vất vả và chỉ có lao động bằng thực lực của chính bản thân thì sự thành đạt mới có giá trị. Trong cuộc sống cái gì đến với mình dễ dãi thì nó cũng sẽ ra đi một cách dễ dãi.

Danh hiệu Hoa hậu không phải là bệ phóng nhưng chí ít nó cũng là bàn đạp để chị tiến nhanh và có nhiều cơ hội, ngả rẽ khác nhau. Sau 20 năm chiêm nghiệm, chị thấy danh hiệu đem lại cho mình điều gì ý nghĩa nhất?

Một cô gái được khen là đẹp đã thích, huống hồ được công nhận là đẹp thì bất cứ ai cũng mong muốn. Chỉ có điều trong hoàn cảnh của tôi và điều kiện thực tế lúc bấy giờ, giá trị vật chất của danh hiệu mang lại cho tôi không quá lớn. Phần thưởng của tôi là chiếc xe đạp mifa và bị mất ngay sau đó.

Nhưng giá trị tinh thần của danh hiệu là vô giá. Nó đã giúp tôi có được những điều trong cuộc sống như ngày hôm nay: gia đình, sự nghiệp. Đó chính là động lực khiến tôi phải vận động không ngừng để khỏi bị tụt hậu, để xứng đáng với nó.

Còn những áp lực không tích cực đi kèm danh hiệu thì sao?

Tôi nói thật, trong cuộc sống, nhất là trong công việc, một người phụ nữ có ngoại hình không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chính hình thức, sự nổi tiếng cũng mang lại cho mình những áp lực không nhỏ. Khi mình đi đâu, làm gì cũng luôn phải nghĩ rằng mọi người đang nhìn về phía mình…

Để bớt đi những áp lực, để cuộc sống thường ngày “dễ thở” hơn, có lúc chị đã muốn “ẩn” đi danh hiệu Hoa hậu?

Bình thường, ra phố, đi chợ… tôi trang điểm rất nhẹ, thậm chí không trang điểm nên ít người nhận ra. Tôi “ẩn” được mình cũng một phần do không ăn ảnh. Nhìn trên ảnh khác mà ngoài đời cũng…khác!

Khi đến chỗ đông người, tôi cũng không giới thiệu tên đầy đủ. Đơn giản, tôi muốn mọi người coi mình như người bình thường. Cảm giác đó thoải mái và tự nhiên hơn. Thú thật, ngay cả khi làm việc cho Quỹ Giáo dục Đại học & Sau đại học Hàn Quốc, nhiều người cũng không biết tôi là Hoa hậu Việt Nam.

Ngày chị đi lấy chồng, rất nhiều người đã ngỡ ngàng. Đó không phải là một người đàn ông “Tây” cũng không phải là một doanh nhân giàu như quan niệm thông thường - “người đẹp và đại gia”?

Ngày tôi đưa thiếp mời, bạn bè ngạc nhiên. Suốt thời gian tuổi trẻ, tôi học và ở bên Hàn Quốc, mọi người vẫn nghĩ theo logic thông thường rằng tôi sẽ lấy chồng là người Hàn Quốc hoặc chí ít là người Việt Nam làm việc bên Hàn Quốc.

Nhưng người tôi kết hôn là một tiến sĩ người Hà Nội, du học tận bên Nga. Chúng tôi gặp gỡ nhau rất tình cờ và chuyện lấy nhau là duyên số. Cho đến giờ, sau 7 năm chung sống, tôi có thể khẳng định quyết định lấy anh là quyết định đúng đắn. Nếu để một lần nữa làm lại, chắc chắn tôi sẽ vẫn chọn anh.

Anh có phải là mối tình duy nhất của chị không?

Tôi yêu anh năm 28 tuổi và cưới năm 29 tuổi. Anh không phải là mối tình duy nhất nhưng là mối tình lớn nhất đối với tôi.

Chị vẫn luôn được người ta nhắc đến như một người phụ nữ thành đạt và hạnh phúc, chị có thể chia sẻ những yếu tố cơ bản quyết định hạnh phúc gia đình chị hiện nay?

Tôi rất yêu chồng. Trong quá trình chung sống, tình yêu đó ngày càng thắm thiết hơn. Những điều mình làm được cho người mình yêu cũng khiến mình hạnh phúc. Sự hi sinh bản thân chăm sóc chồng con là điều tôi hoàn toàn tự nguyện.

Mặt khác, tôi nghĩ rằng vợ chồng quan trọng nhất là sự tin tưởng. Bản thân tôi cũng rất cố gắng. Ngoài giờ đi làm về, tôi có khoảng một tiếng đồng hồ đi tập thể dục thẩm mỹ, xong vẫn nguyên xi quần áo đi làm vào bếp.

Không phải là tôi muốn cố gắng thể hiện chỉ là muốn anh hiểu là gia đình rất quan trọng và tôi hoàn toàn ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình, là một người vợ, người mẹ.

Bùi Bích Phương có lúc ở tận cùng sự chán nản

Gia đình nào cũng ít nhiều phải trải qua những sóng gió, nhất là những người phụ nữ đẹp và bận rộn đôi khi giữ gìn hạnh phúc gia đình còn khó hơn. Chị thì sao?

Hai người hoàn toàn xa lạ, quyết định đến với nhau tạo dựng gia đình chung cũng có những sóng gió và mâu thuẫn nhất định dù chỉ là quan niệm về những việc rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng tôi nghĩ người phụ nữ Việt Nam nói chung có vai trò quan trọng trong gia đình, bởi họ là người giữ hoà khí. Thường thì tôi không bao giờ đối đầu với anh trong cuộc sống vợ chồng. Nói chung vợ chồng tôi hiếm khi to tiếng vì rất biết lựa nhau.

Chị cũng từng nói bản thân nếu không bản lĩnh cũng khó vượt qua những khủng hoảng. Chị đã vượt qua khủng hoảng của chính mình như thế nào?

Xuất phát điểm của tôi thấp, nhà tôi nghèo nên được như ngày hôm nay là do lao động hàng ngày tích cóp. Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng; có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện buông xuôi và trở thành người phụ nữ thật bình thường…

Cách đây 3 năm, bố tôi mất, công việc khó khăn, đầy áp lực… Tôi đã nghĩ đến chuyện quay trở về với cuộc sống thuần tuý với công việc nội trợ. Thời gian đó, tôi xin nghỉ phép ở nhà. Một lần, tôi lật giở tài liệu báo chí ngày xưa viết về mình ra đọc. Tôi nhận ra rằng, mình đâu phải người yếu đuối như thế.

Ngày trước nhà tôi nghèo, bố đi bộ đội, mẹ ở nhà nuôi anh em tôi vất vả mà chúng tôi vẫn khôn lớn, trưởng thành. Ngày tôi du học bên Hàn Quốc cũng phải vật lộn với nỗi lo cơm -áo- gạo - tiền. Một ngày học 4 tiếng, đi làm thêm 6- 7 tiếng, về đến nhà mệt, tôi không thiết ăn nữa… Thời kỳ gian khổ đó, tôi vẫn vượt qua thì chẳng có lý do gì cuộc sống hôm nay tốt hơn trước rất nhiều mà tôi lại buông xuôi. Đã có lúc đi đến tận cùng sự chán nản nhưng tôi đã không bỏ cuộc...

Theo Dân Trí

Theo Dân Trí

Bạn có thể quan tâm