Geerte Piening đã phải trả khoản tiền phạt lớn cho giới chức trách Amsterdam vì tội tiểu tiện nơi công cộng vào năm 2015, khiến cô khơi mào chiến dịch nhằm kêu gọi xây dựng thêm nhiều nhà vệ sinh mà mọi người đều có thể sử dụng. Ảnh: Roger Coulam/Alamy. |
Tất cả bắt đầu sau lần bất đắc dĩ “tiểu bậy” trên phố của Geerte Piening.
Rất nhiều cơ sở vệ sinh công cộng nhưng hầu hết cho nam giới
Đó là vào một đêm năm 2015, Piening đang trên đường về nhà từ quán bar. Cô rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nam: Đã quá giờ đóng cửa ở khu vực Leidseplein sôi động của Amsterdam, nghĩa là cô không thể tấp vào một quán bar để xin “giải tỏa”, trong khi nhà vệ sinh công cộng gần nhất cách đó 2 km.
Cô đành phải “giải quyết nỗi buồn” trong một con hẻm, nhớ bạn bè che chắn xung quanh. Cảnh sát nhanh chóng xuất hiện và phạt Piening 140 euro (150 USD) vì tiểu tiện nơi công cộng.
Ít ai có thể đoán định được điều xảy ra sau đó. Sau cuộc chiến kéo dài 9 năm vì “bình đẳng tiểu tiện” với hàng nghìn người xuống đường ở Hà Lan, chính quyền Amsterdam mới đây công bố sẽ mở thêm nhà vệ sinh công cộng vào tháng 10.
Một ngày sau khi Piening bị phạt, cô thức giấc trong nỗi giận dữ vì sự bất bình đẳng mà mình phải chịu đựng. “Gần đó có rất nhiều buồng vệ sinh nam nhưng tôi không có nơi nào để tiểu tiện”, cô nói. “Và tôi nghĩ đây chính là một vấn đề”.
Piening, khi đó 21 tuổi, đã viết một lá thư phản biện mức phạt đối với mình, chỉ ra rằng Amsterdam là nơi có 35 buồng tiểu tiện công cộng dành cho nam và chỉ có 3 nhà vệ sinh công cộng dành cho nữ. “Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mà còn cả những người ngồi xe lăn”, cô lập luận.
“Mọi người đều cần có chỗ đi vệ sinh, điều đó rất quan trọng”, Piening nhấn mạnh.
Sau hai năm không có phản hồi chính thức nào, Piening bất ngờ bị triệu tập ra tòa để giải quyết khoản tiền phạt còn tồn đọng. “Tôi nghĩ: ‘Chuyện gì vậy? Tôi phải ra tòa sao? Được rồi, kỳ lạ thật, nhưng được rồi, ra tòa thôi”.
Cô bắt đầu lan truyền thông tin, nêu bật lên sự hoài nghi của mình khi bị đưa ra tòa vì vấn đề “Potty parity”.
“Potty parity” là sự ngang bằng về các thiết bị vệ sinh công cộng cho nam và nữ trong không gian công cộng.
Khoảng 20 đại diện truyền thông đã có mặt để ghi lại sự xuất hiện tại tòa của Piening, khi thẩm phán bác bỏ sự kháng cáo của cô nhưng giảm số tiền phạt xuống còn 90 euro.
Phẫn nộ
Thẩm phán (nam giới) cũng đưa ra quan điểm riêng về vấn đề này. Ông nói với Piening rằng mặc dù thiếu nhà vệ sinh dành cho nữ giới nhưng lẽ ra cô nên sử dụng bồn tiểu nam. “Điều đó có thể không dễ chịu nhưng nó nằm trong khả năng”, ông nói.
Việc thẩm phán chất vấn sao Piening không dùng bồn tiểu nam, đã gây phản ứng gay gắt trên toàn quốc. Ảnh: David Gee 2/Alamy. |
Trong một buổi uống cà phê với những người thân yêu sau đó, Piening kể lại lời đề xuấtcủa thẩm phán. “Tất cả đều bật cười về điều đó vì nó thật lố bịch”, cô nói.
“Tôi nghĩ điều đó chắc chắn là không thể”.
Phản ứng gay gắt dâng cao trên khắp đất nước. Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra ở các thành phố, kêu gọi phụ nữ thách thức quan điểm của thẩm phán.
Những người tổ chức cuộc biểu tình mang tên “Quyền Peepee” bày tỏ: “Phụ nữ trên khắp đất nước được mời chứng minh khả năng (không thể) tiểu tiện trong bồn vệ sinh công cộng dành cho nam giới”.
Những người khác đăng ảnh lên mạng xã hội với những động tác minh hoạ chứng tỏ đề xuất của vị thẩm phán nam giới khó thực hiện tới mức nào, trong đó một số người đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của đất nước giải quyết vấn đề “bất bình đẳng tiểu tiện”.
Trong số những người tham gia phong trào chống phân biệt giới tính về nhà vệ sinh có Ilana Rooderkerk, lúc đó là ủy viên hội đồng thành phố Amsterdam.
Rooderkerk, hiện là thành viên Quốc hội Hà Lan, nói với Guardian: “Có những thứ một khi bạn nhìn thấy thì không thể tỏ ra không biết. Và đây là một ví dụ hoàn hảo về điều đó - sự chệnh lệch đó rõ ràng không công bằng và không thuận tiện”.
Rooderkerk và Piening đã hợp tác cùng nhau để đưa vấn đề ra hội đồng thành phố, kêu gọi Amsterdam mở rộng số lượng nhà vệ sinh công cộng dễ tiếp cận.
“Lúc đầu, mọi người nghĩ vấn đề có gì to tát đâu, hoặc họ cảm thấy hơi kỳ lạ khi nói về chuyện tiểu tiện”, Rooderkerk kể lại . “Nhưng tôi luôn nhấn mạnh rằng khi vấn đề đó quá cơ bản, tại sao chúng ta không tìm ra cách giải quyết? Đặc biệt là khi đó là câu chuyện về một nửa dân số thành phố”.
Cùng với các nữ ủy viên hội đồng khác, Rooderkerk bắt đầu tập hợp sự ủng hộ của công chúng. Dần dần, thành phố bắt đầu thực hiện những thay đổi, đặt nhà vệ sinh di động ở các công viên và mảng xanh lớn trong mùa hè, đồng thời thông báo cho công chúng rằng họ có thể sử dụng các cơ sở vật chất ở các địa điểm như đồn cảnh sát và phòng cứu hỏa.
Nhưng phải mất nhiều năm mới có được chiến thắng cuối cùng. Vào tháng 4, Amsterdam cho biết nhà vệ sinh công cộng mới dành cho người dùng xe lăn sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 10. Con số chính xác chưa được xác nhận mặc dù thành phố cho biết tổng vốn đầu tư sẽ là 4 triệu euro.
Trong số những người ăn mừng tin này có Piening. “Tôi cảm thấy thế nào về điều đó ư? Thực sự tuyệt vời”, cô nói. Piening cho hay 9 năm qua là một thử thách đói với lòng kiên nhẫn, đôi khi thật quá sức chịu đựng.
Nhưng đó cũng là một khóa học cấp tốc về vấn đề các thành phố được thiết kế - vẫn còn tàn dư từ thời kỳ mà chỗ của phụ nữ được cho ở trong nhà - sẵn sàng gạt bỏ bộ phận dân cư nào đó nếu không bị thách thức.
“Tôi nghĩ rằng thành phố này chủ yếu được xây dựng bởi đàn ông và dành cho đàn ông”, cô nói. “Vậy nên, nếu xem xét từ góc nhìn này, không có gì ngạc nhiên khi chỉ có bồn tiểu công cộng cho nam giới”.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.