Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cá heo tấn công 18 người ở Nhật Bản, nghi do ức chế tình dục

Một con cá heo được cho được là thủ phạm đứng sau hàng loạt vụ tấn công người tại Nhật Bản vào mùa hè năm nay. Nguyên nhân được cho là ức chế về hành vi tình dục.

Con cá heo bị ức chế tình dục bị nghi ngờ là gây ra hàng loạt các cuộc tấn công người ở Nhật Bản. Ảnh: 123RF.

Kể từ tháng 7, có đến 18 người bị thương do các vụ tấn công của cá heo ở thị trấn ven biển Mihama (Nhật Bản). Trong đó, một số người phải khâu hàng chục mũi, theo Telegraph.

Chính quyền địa phương đặt các tấm áp phích cảnh báo du khách tại bãi biển với hình ảnh một con cá heo há miệng, lộ ra những chiếc răng sắc nhọn. Nội dung cảnh báo rằng những loài động vật có vú này “được biết đến là có thể gây nguy hiểm cho con người” và khuyên mọi người nên lên bờ ngay lập tức nếu thấy cá heo xuất hiện.

Cá heo hoang dã hiếm khi tấn công con người, nhưng một vài trường hợp ghi nhận rằng chúng có thể cắn hoặc kéo người xuống nước nếu cảm thấy bị đe dọa hoặc quấy rối.

Điển hình là một vụ việc diễn ra vào năm 1994 tại Sao Sebastiao, Brazil. Lúc này, con cá heo tên Tiao đã tấn công người đàn ông khi đám đông người tắm biển muốn chơi đùa hoặc thậm chí hành hạ nó.

Giống như trường hợp của Tiao, một con cá heo mũi chai đơn độc tại Nhật Bản bị cho là là thủ phạm gây ra các vụ tấn công người bơi lội vào các năm 2022 và 2023. Lý do là một số người áp bộ phận sinh dục của nó vào người.

Du lich Nhat Ban,  Ca heo tan cong anh 1

Cá heo sẽ trở nên hung hăng khi thực hiện hành vi giao phối. Ảnh: Shane Gross.

Putu Mustika, giảng viên và nhà nghiên cứu về sinh vật biển tại Đại học James Cook (Australia), chia sẻ với tờ New York Times rằng cá heo có thể vô tình làm hại con người bởi sức mạnh tự nhiên khi thực hiện các hành vi giao phối.

“Cá heo khi đang giao phối có thể trở nên rất hoang dã”, Mustika nói thêm. Hành động lao lên trên cơ thể người có thể được coi là một hành vi tình dục và là dấu hiệu cho thấy con cá heo đó đang “ham muốn, cô đơn”.

Ít nhất 6 người khác cũng đã bị thương tại khu vực ven biển Mihama vào năm ngoái, trong đó có một người đàn ông ở độ tuổi 60 bị gãy xương sườn và thương ở tay sau khi bị một con cá heo lao vào.

Giovanni Bearzi, nhà động vật học và là chủ tịch Tổ chức Bảo tồn Sinh học Cá heo tại Italy, chia sẻ với Live Science rằng con người thường có xu hướng xem cá heo là những loài động vật "luôn luôn dễ thương" mà quên mất rằng chúng rất mạnh mẽ.

"Hành vi thiếu nhận thức hoặc quá thân thiện của chúng ta có thể kích động sự hung hãn của chúng", Bearzi cho biết.

Các nhà chức trách Nhật Bản đã thử nhiều biện pháp để ngăn chặn các cuộc tấn công, bao gồm lắp đặt hàng chục thiết bị âm thanh dưới nước nhằm xua đuổi cá heo và hạn chế thời gian bơi lội tại một số bãi biển.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.

Chấm dứt lợi dụng vật nuôi để kinh doanh, chụp ảnh tại Đà Lạt

Ngày 21/8, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương vào cuộc, xử lý phản ánh về tình trạng ngược đãi động vật nuôi.

Người bạo hành, ép chó chụp ảnh ở Đà Lạt chỉ mới 13 tuổi

Chú chó màu nâu giống Alaska bị bạo hành ở Đà Lạt được chủ rao bán với giá 80 triệu đồng. Chính quyền địa phương cho biết diễn biến sự việc ngày càng phức tạp.

Minh Vũ

Bạn có thể quan tâm