Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ca mắc Covid-19 trong ngày tại Hà Nội cao thứ 2 cả nước

Trong ngày 12/12, Hà Nội có 980 ca mắc Covid-19, trở thành nơi có số F0 cao thứ 2, sau TP.HCM.

  • Tổng số ca mắc mới trong ngày là 14.621, ghi nhận tại 58 tỉnh, thành phố.
  • Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.833 ca/ngày.
  • 7.596 bệnh nhân nặng đang được điều trị.
  • Số bệnh nhân qua đời là 228 trường hợp. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 226 ca.
  • Trong 24 giờ qua, 304.775 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm.

F0 tại Hà Nội tăng, TP.HCM giảm

10 địa phương có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày qua
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn TP.HCM Tây Ninh Cần Thơ Sóc Trăng Đồng Tháp Cà Mau Hà Nội Bến Tre Bình Phước Khánh Hòa
Trung bình số F0 trong 7 ngày ca 1346 888 781 735 727 672 672 655 628 557

Tính từ 16h ngày 11/12 đến 16h ngày 12/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 14.638 ca nhiễm mới, trong đó, 17 người nhập cảnh và 14.621 trường hợp ghi nhận trong nước.

Như vậy, số ca trong nước giảm 1.483 người sau 24 giờ tại 58 tỉnh, thành phố. Trong đó, 9.377 ca tại cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận số ca bệnh cao trong ngày: TP.HCM (1.216), Hà Nội (980), Tây Ninh (920), Đồng Tháp (745), Bến Tre (722), Cà Mau (675), Cần Thơ (669), Khánh Hòa (590), Vĩnh Long (584), Bạc Liêu (563), Sóc Trăng (524).

Trong đó, lần đầu tiên, Hà Nội có số ca mắc cao thứ 2 cả nước. So với hôm qua, Hà Nội tăng 432 ca mắc. Hôm qua, Hà Nội đứng thứ 11 về số F0 mới.

Ngoài Hà Nội, Đắk Lắk và Đà Nẵng cũng có số ca mắc tăng sau 24 giờ với lần lượt 315 và 256 F0.

Trong khi đó, các tỉnh, thành có số ca mắc giảm là: Bình Phước (-1.164), TP.HCM (-225), Khánh Hòa (-204).

Trung bình số F0 mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.833 ca/ngày.

Hiện, Việt Nam có 1.407.655 ca mắc Covid-19 (tính từ 27/4), trong đó, 1.051.903 người đã được công bố khỏi bệnh.

Bắc Kạn và Lai Châu là 2 địa phương không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (487.259), Bình Dương (287.252), Đồng Nai (92.246), Long An (39.240), Tây Ninh (38.696).

Thêm bệnh nhân nặng được điều trị

Về tình hình điều trị:

Ngày 12/12, Bộ Y tế cho hay 1.295 bệnh nhân vừa được công bố khỏi Covid-19. Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.054.720 người. 7.596 bệnh nhân nặng đang được điều trị (tăng 38 người so với hôm qua). Trong đó, thở oxy qua mặt nạ 5.237 ca, thở oxy dòng cao HFNC 1.273 ca, thở máy không xâm lấn: 126 ca, thở máy xâm lấn 942 ca. Số người đang được can thiệp ECMO là 18 ca (tăng một người).

Trong ngày 12/12, Bộ Y tế công bố 228 bệnh nhân tử vong (tăng 19 người). Riêng TP.HCM có 78 người, trong đó, 9 ca từ các tỉnh chuyển đến Long An (2), Sóc Trăng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (23), An Giang (18), Đồng Nai (17), Tiền Giang (17), Đồng Tháp (8 ), Vĩnh Long (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7), Tây Ninh (7), Long An (7), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bến Tre (3), Quảng Nam (3), Trà Vinh (2), Bình Thuận (2), Bình Định (1), Đắk Lắk (1), Lâm Đồng (1), Cà Mau (1).

Về tiêm chủng:

Trong 24 giờ qua, Việt Nam đã thực hiện 135.827 xét nghiệm cho 170.009 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay là 27.871.982 mẫu cho 71.322.461 lượt người.

Về tiêm vaccine:

Trong ngày 11/12, 304.775 liều vaccine đã được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 132.266.442 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.832.161 liều, tiêm mũi 2 là 57.434.281 liều.


Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 11/2021 với nhiều nội dung liên quan tới công tác ứng phó dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế.

Để tiếp nhận thông tin, kịp thời hỗ trợ và quản lý người mắc Covid-19, Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các địa phương chỉ đạo hệ thống y tế và chính quyền cơ sở bố trí nhân lực, phương tiện đầy đủ.

Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ "không để xảy ra tình trạng người nhiễm có yêu cầu nhưng không nhận được hỗ trợ của chính quyền địa phương hoặc cơ sở y tế". Khi vượt quá khả năng, Chính phủ yêu cầu địa phương báo cáo ngay Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế để có phương án hỗ trợ, không để người bệnh chuyển nặng, tử vong vì không được cấp cứu, điều trị kịp thời; không để quá tải hệ thống y tế vì yếu tố chủ quan.


Hiệu quả chống biến chủng Delta của Pfizer bị suy yếu sau vài tháng

Với quy mô nghiên cứu trên 4,8 triệu người dân đã tiêm đủ hai liều, nhóm chuyên gia Israel kết luận hiệu quả bảo vệ của vaccine Pfizer bị suy yếu sau hai tháng.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm