Sau khi hoàn thành vai diễn trong webdrama XX, "nữ hoàng fancam" Hani đã tham gia một buổi phỏng vấn trực tuyến. Tại buổi phỏng vấn, nữ ca sĩ đã trả lời nhiều câu hỏi về bản thân cũng như định hướng hoạt động trong tương lai.
Khi được hỏi về bí quyết giữ vững tinh thần trước những bình luận ác ý, mỹ nhân 28 tuổi cho biết từng có thời điểm cô thường xuyên phải đọc bình luận ác ý dù bản thân không có ý định này. "Tôi không muốn đọc bình luận nhưng chẳng có cách nào khác. Nhiều khi bạn chỉ cần lỡ tay lăn chuột qua bài báo một chút, rất nhiều bình luận sẽ hiện ra", cô nói.
"Nữ hoàng fancam" Hani cho biết cô bị ảnh hưởng bởi bình luận ác ý trên mạng. |
Hani chia sẻ: "Họ đã giúp chúng tôi. Nghệ sĩ không phải nhìn thấy những bình luận nữa. Tôi vô cùng biết ơn vì dân mạng không còn khả năng để lại những lời ác ý dưới mỗi bài viết nữa".
Sau đó, "nữ hoàng fancam" tiếp tục giải thích rằng không chỉ cô mà cả gia đình đều từng trải qua quãng thời gian khó khăn vì những lời bình luận ghét bỏ trên mạng. "Tôi không sao nhưng khi nghĩ rằng cha mẹ cũng phải đọc những lời cay nghiệt đó, tôi lại cảm thấy buồn", cô tâm sự.
Sau sự ra đi của Sulli vào tháng 10/2019, Naver, Kakao và mới nhất là Daum đã quyết định khóa phần bình luận bài viết. Đây được coi là biện pháp bảo vệ nghệ sĩ nói riêng và cộng đồng nói chung khỏi những vụ bạo lực bằng lời nói trên mạng.
Các cổng thông tin điện tử của Hàn Quốc quyết định bỏ phần bình luận của khán giả dưới mỗi bài viết về nghệ sĩ, sau cái chết của Sulli. |
Trước đó, hồi cuối năm 2019, người hâm mộ Sulli đã kiến nghị chính phủ xem xét cho ra đời Đạo luật Sulli. Đạo luật này được kỳ vọng sẽ nhắm đến hành vi bình luận tiêu cực qua các tài khoản ẩn danh trên mạng, đồng thời yêu cầu người dùng mạng phải khai báo danh tính thật. Kiến nghị này nhận được phản hồi tích cực của công chúng.
Thời điểm đó, truyền thông xứ kim chi đưa tin các chính trị gia quyết định trình dự thảo luật này lên phiên họp quốc hội vào đầu tháng 12 - dịp 49 ngày mất của cựu thành viên f(x).
Theo tin tức trên, quan chức chính phủ vẫn chưa soạn thảo cụ thể các điều nằm trong Đạo luật Sulli. Thêm vào đó, quốc hội cần thêm thời gian để sửa đổi, bổ sung để luật trở nên phù hợp với Hiến pháp. Phản hồi về thông tin này, khán giả Hàn Quốc đã bày tỏ hy vọng Đạo luật Sulli sẽ trở thành hiện thực và sớm được đưa vào áp dụng.