Nghệ là một trong những loại gia vị hỗ trợ miễn dịch hiệu quả. Ảnh: Vogueindia. |
Hệ thống miễn dịch của con người được tạo thành từ mạng lưới phức tạp gồm các tế bào, mô, cơ quan và các chất giúp chống nhiễm trùng và bệnh khác. Thật không may, thay đổi thời tiết, ô nhiễm không khí và sự gia tăng các ca cúm có thể gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch.
Bệnh tật thường xuyên, mức độ căng thẳng cao hơn, vết thương chậm lành, các triệu chứng cảm lạnh tái phát đều là những dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu.
Mặc dù thuốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của mọi người, các biện pháp khắc phục tại nhà là cách tự nhiên và tốt nhất để giảm bớt sự khó chịu. Dưới đây là một số loại gia vị tăng cường miễn dịch để đánh bại cảm cúm.
Hạt thì là
Theo India Times, hạt thì là là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do nhỏ tấn công tế bào khỏe mạnh.
Ngoài ra, hạt thì là cũng rất giàu sắt, canxi và magiê, giúp duy trì sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, nguồn sắt dồi dào là thành phần không thể thiếu của huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả tế bào của cơ thể.
Củ nghệ
Đây là một trong những loại gia vị phổ biến nhất luôn có trong mọi nhà bếp của gia đình. Bên cạnh việc thêm hương vị và màu sắc cho thực phẩm, nó còn được biết đến với tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch và giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
Curcumin - thành phần chính của củ nghệ - có đặc tính kháng virus giúp chống nhiễm trùng và bệnh tật. Curcumin cũng giúp giảm mức độ của các enzym gây viêm (do nhiễm trùng) trong cơ thể và làm sạch máu. Nghệ cũng giàu chất chống oxy hóa, đặc tính chống nấm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đinh hương
Đinh hương là một nguồn chất chống oxy hóa dồi dào giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Nó cũng giàu vitamin A, C, D, E, folate, riboflavin, thiamine, axit béo omega-3, đồng thời chứa các đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn. Tất cả đều là chìa khóa để duy trì sức khỏe và khả năng miễn dịch tổng thể.
Bên cạnh đó, đinh hương cũng là chất long đờm hữu cơ, giúp làm tan đờm trong cổ họng và thực quản, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn có thể ngậm đinh hương trong một lúc. Uống trà đinh hương cũng là ý tưởng hay.
Tiêu đen
Hạt tiêu đen có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất nhiều. Theo Webmd, các hợp chất hoạt động của hạt tiêu đen đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường các tế bào bạch cầu mà cơ thể sử dụng để chống lại vi khuẩn và virus, nhờ đó tránh được nhiễm trùng.
Hạt tiêu đen cũng giàu vitamin C, tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên và hoạt động như loại kháng sinh hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu đen cải thiện tiêu hóa bằng cách giúp phân hủy protein. Là loại gia vị thân thiện với ruột kết, nó cũng bảo vệ đường ruột chống lại sự phát triển của vi khuẩn.
Hạt tiêu tăng cường khả năng miễn dịch. Ảnh: Masterclass. |
Tỏi
Theo tạp chí Vogue, tỏi là loại kháng sinh tự nhiên - có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và nấm. Ăn tỏi giúp ngăn ngừa cảm lạnh hoặc làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh nếu bạn đã bị cảm lạnh. Một số người còn nhai tép tỏi sống khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh hoặc tiếp xúc với côn trùng.
Gừng
Loại gia vị này được sử dụng như phương thuốc dân gian trong nhiều thế kỷ - đặc biệt là đối với bất cứ bệnh gì ở đường tiêu hóa. Gừng có thể được cắt lát, thái hạt lựu, ép lấy nước, ngâm chua và làm kẹo, mặc dù nó thường được sử dụng dưới dạng bột.
Gingerol, cung cấp hương vị và mùi thơm của gừng, là thành phần có hoạt tính sinh học cao nhất và chịu trách nhiệm cho nhiều lợi ích sức khỏe của gừng, nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
Ngoài việc cải thiện nhu động ruột, giữ cho thức ăn di chuyển đúng hướng, gừng còn cải thiện sức khỏe miễn dịch của ruột bằng cách hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn tốt là lactobacillus và bifidobacterium.
Gừng cũng là loại gia vị có tính ấm, có thể hữu ích nếu bạn bị sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh.
Quế
Thành phần hoạt chất của quế, cinnamaldehyde, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường vì nó ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Vì đặc tính làm ấm và thư giãn, một tách trà quế nóng là lý tưởng để kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi. Bạn có thể pha riêng hoặc thêm bột quế vào cốc trà và cà phê thông thường của mình.
Sinh tố hay nước ép tốt hơn cho sức khỏe? Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhưng chúng không phải là một. Cuốn sách Smoothie: Giải pháp từ thiên nhiên giúp giảm cân, thải độc, phòng bệnh, sống lâu của tác giả Farnoóh Brock sẽ cung cấp kiến thức về sinh tố. Nó cũng đưa ra lời khuyên trong việc làm và sử dụng sinh tố sao cho có ích cho sức khỏe.