1. Hủ tiếu pate phổ biến ở địa phương nào?
Hủ tiếu pate là món ngon đặc trưng của Bến Tre. Pate ăn kèm thực chất là một loại chả nguội, được làm chủ yếu từ thịt, lưỡi, mỡ, da heo và các loại gia vị. Tô hủ tiếu với nước dùng ngọt béo còn có thịt nạc xắt lát, bao tử giòn, lát gan mỏng, phèo non và đôi khi kết hợp cả tôm để làm tăng sự hấp dẫn. Ảnh: Orihuynh. |
2. Kiểu hủ tiếu nào vào top 100 món ăn đặc sắc của Việt Nam?
Hủ tiếu là một trong những đặc sản, niềm tự hào của người dân thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Làng nghề truyền thống chuyên làm bột, bánh hủ tiếu, bánh phở nơi đây tồn tại đến nay khoảng hơn 100 năm. Bánh hủ tiếu Sa Đéc thơm mùi gạo mới, màu trắng sữa, mềm mà không bở, không dai và vị không chua. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận hủ tiếu Sa Đéc thuộc danh sách 100 đặc sản của nước ta. Ảnh: Damanfood. |
3. Hủ tiếu Nam Vang có xuất xứ từ đâu?
Hủ tiếu Nam Vang được cho là món ăn của người Hoa chế biến và bán đầu tiên ở Nam Vang (nay là thủ đô Phnom Penh, Campuchia). Khi du nhập vào Việt Nam, kiểu hủ tiếu này đã được biến tấu lại để hợp với khẩu vị người ăn. Tại TP.HCM, tô hủ tiếu Nam Vang ngoài thịt heo nạt xắt miếng và bằm, còn có thành phần phong phú như tôm, tim, phèo non, trứng cút... và đĩa rau ăn kèm gồm xà lách, giá. Điểm nhấn là người chế biến thêm thịt bằm nhuyễn ninh cùng nước dùng để tạo độ ngọt và béo. Ảnh: Chubs.eat.drink. |
4. Tiền Giang có thương hiệu hủ tiếu nào?
Hủ tiếu Mỹ Tho có sợi nhỏ, dai và không bị bở khi nấu lên do được làm từ gạo Gò Cát. Nước dùng được chế biến từ xương ống. Các món phụ gia góp phần làm nên hương vị chua dịu, thanh mát đặc trưng của hủ tiếu Mỹ Tho là giá, chanh, ớt, hẹ, nước tương. Ngày nay, người chế biến thường thêm lòng, tôm khô chấy, tép mỡ, gan heo, sườn, trứng cút, thịt xá xíu, ngò tây, hành lá, cải thảo... vào bát hủ tiếu làm tăng sự hấp dẫn. Ảnh: Foodcollectionsmy. |
5. Món ăn trong hình có tên gì?
Pizza hủ tiếu là một trong những món ăn lạ miệng, hút khách tại miền sông nước Cần Thơ. Người chế biến trụng chín sợi hủ tiếu rồi chiên nhanh trong chảo dầu nóng đến khi giòn, có màu vàng đẹp mắt. Hành ngò, đậu phộng rang cũng được kết hợp tạo hương thơm và vị béo bùi. Ảnh: Thảo Ly. |
6. Món hủ tiếu trong hình có sự kết hợp của thành phần nào?
Hủ tiếu bò kho được lòng thực khách nhờ nước dùng sền sệt, hương vị đậm đà. Món này thường nổi bật với thịt nạm, gân, cà rốt, ớt tươi, hoa hồi, hành, tỏi... Điểm cộng của hủ tiếu bò kho là thơm, đậm vị và giúp bạn no lâu, song khá nhiều dầu mỡ. Ảnh: Liêu Lãm. |
7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hủ tiếu gõ?
Hủ tiếu gõ là tên gọi của một loại hình bán hủ tiếu phổ biến ở Việt Nam. Đặc trưng nằm ở âm thanh do người bán hủ tiếu tạo ra bằng hai thanh gỗ hoặc kim loại gõ vào nhau vang khắp con đường, ngõ hẻm thay cho tiếng rao. Món ăn đường phố này chinh phục thực khách bởi hương vị nóng sốt, vài lát thịt mỏng, giá, hẹ, hành khô và miếng tóp mỡ bùi thơm. Ảnh: Chini.foodie. |