Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Các loại thuốc F0 ở TP.HCM cần có khi cách ly tại nhà

Sở Y tế TP.HCM ban hành hướng dẫn chi tiết dành cho F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà và các loại thuốc cần trang bị.

Tôi vừa có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tôi có nguyện vọng và đủ điều kiện để được cách ly tại nhà. Vậy tôi cần chuẩn bị những loại thuốc gì để dự phòng có triệu chứng nặng?

(Đinh Uyên, 26 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM)

Sở Y tế TP.HCM

Hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 cách ly tại nhà ban hành theo công văn số 5426 SYT-NVY của Sở Y tế TP.HCM

Theo quy định mới của ngành y tế TP.HCM, người mắc Covid-19 được cách ly tại nhà cần chuẩn bị các thuốc thiết yếu gồm: Thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền).

Ngoài ra, F0 có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống khi xuất triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Thuốc kháng viêm corticoid có thể sử dụng là:

- Dexamethasone: Người lớn: 6 mg/lần/ngày. Trẻ em: 0,15 mg/kg/ngày (tối đa 6 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

Nếu không có sẵn Dexamethasone, có thể sử dụng một trong các thuốc thay thế sau:

- Prednisolone: Người lớn: 40 mg/lần/ngày. Trẻ em: 1 mg/kg/ngày (tối đa 40 mg/ngày), uống sau khi ăn (tốt nhất vào buổi sáng).

- Methylprednisolone: Người lớn: 16 mg/lần, uống 2 lần/ngày cách 12 giờ. Trẻ em: 0,8 mg/kg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ (tối đa 32 mg/ngày), uống sau khi ăn (buổi sáng và buổi tối).

Thuốc kháng đông dạng uống: Rivaroxaban. Liều lượng: 10mg/lần/ngày, uống sau khi ăn, thời gian sử dụng tối đa 7 ngày.

Trường hợp sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân cần theo dõi một số triệu chứng:

+ Theo dõi các dấu hiệu xuất huyết (như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa...).

+ Thận trọng ở người trên 80 tuổi.

+ Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan, suy thận, có tiền căn xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, có các bệnh lý dễ chảy máu.

+ Liên hệ nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường.

Lưu ý khi F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà:

- Tạo tâm lý thoải mái khi được sinh hoạt tại gia đình

- Thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm cho người xung quanh: phòng riêng, khép kín, thông gió và tuyệt đối không tiếp xúc gần người thân

- Tự theo dõi và phát hiện những yếu tố có thể đánh giá dấu hiệu sinh tồn, diễn biến nặng bao gồm: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu

- Người bệnh diễn biến nặng tỷ lệ thuận với độ tuổi, bệnh nền (đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh ung thư…).

Xem thêm tại đây: Hướng dẫn F0 tự chăm sóc tại nhà.

6 bài tập phục hồi chức năng phổi cho người mắc Covid-19 Sau khi điều trị Covid-19, việc phục hồi chức năng phổi rất cần thiết cho bệnh nhân. Bạn có thể tập nhiều lần trong ngày, mỗi động tác thực hiện 8-10 lần.

Phát hiện sớm triệu chứng mắc Covid-19 theo giới tính và độ tuổi

Đàn ông có triệu chứng phổ biến là khó thở, mệt mỏi, ớn lạnh, rùng mình. Trong khi đó, nữ giới nhiều khả năng bị mất khứu giác, đau ngực, ho dai dẳng.

Bạn có thể quan tâm