Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới quy tụ tại VinFuture 2023

Từ ngày 18/12 đến ngày 21/12, tuần lễ khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 chính thức diễn ra tại Hà Nội, quy tụ nhiều nhà khoa học thế giới.

GS Sir Richard Henry Friend - Chủ tịch hội đồng giải thưởng VinFuture. Ảnh: VinFuture.

Tháng 1/2023, VinFuture chính thức khởi động mùa giải 2023. Ở mùa 3 này, giải thưởng hướng đến những phát minh và giải pháp khoa học công nghệ giúp thúc đẩy sự phát triển kiên cường và bền vững giữa bối cảnh kinh tế - xã hội toàn cầu năm 2023 được dự báo gặp nhiều thách thức.

1.389 đề cử trong mùa 3

Mùa giải VinFuture năm nay đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng khoa học công nghệ toàn cầu với 1.389 đề cử từ các nhà khoa học, nghiên cứu, phát minh từ 90 quốc gia trên toàn thế giới.

Trong đó, các nhà khoa học từ châu Mỹ chiếm 30,3%, tiếp đến là châu châu Á với 28,6%; châu Âu là 24,8% (gấp 1,5 lần so với năm 2022), châu Phi chiếm 9,5% và châu Đại Dương là 6,8%.

Đặc biệt, 1/5 đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.

Hội đồng giải thưởng năm nay gồm 14 nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Từ ngày 18/12 đến ngày 21/12, tuần lễ khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 sẽ chính thức diễn ra tại Hà Nội.

Năm nay, VinFuture chọn thông điệp Chung sức toàn cầu, bao gồm 4 hoạt động chính là tọa đàm Khoa học vì cuộc sống (18-19/12), chuỗi đối thoại Khám phá tương lai VinFuture (18-21/12), Lễ trao giải VinFuture (20/12); và giao lưu cùng chủ nhân giải thưởng VinFuture (21/12).

Tọa đàm quy tụ các diễn giả là các nhà khoa học hàng đầu thế giới như Giáo sư Teck-Seng Low (Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore); Tiến sĩ Sadasivan Shankar (Quản lý Nghiên cứu – Phát triển Công nghệ tại Phòng thí nghiệm Máy gia tc Quốc gia SLAC tại Đại học Stanford); Giáo sư Shimon Sakaguchi (Trung tâm Nghiên cứu miễn dịch tiên phong IFReC – Đại học Osaka)....

giai thuong VinFuture anh 1

Các nhà khoa học nhận giải thưởng chính năm 2022. Ảnh: VinFuture.

Giải thưởng lên đến 4,5 triệu USD

Giải thưởng VinFuture chính thức ra mắt vào ngày 20/12/2020, do ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Tập đoàn Vingroup - và vợ là bà Phạm Thu Hương sáng lập.

Đây là giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng, và là một trong những giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất thế giới.

Về cơ cấu, hàng năm, VinFuture có một giải thưởng chính và 3 giải đặc biệt, tổng trị giá 104,5 tỷ đồng (tương đương 4,5 triệu USD).

Trong đó, giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 70 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.

Giải này sẽ được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, cải thiện môi trường sống bền vững cho thế hệ tương lai.

Ba giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 11,5 tỷ đồng, tương đương 500.000 USD. Một giải sẽ được trao cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đến từ các nước đang phát triển. Một giải dành cho các nhà khoa học nữ có nghiên cứu hoặc sáng chế. Giải còn lại dành cho tác giả nghiên cứu hoặc phát minh mang tính tiên phong trong lĩnh vực mới.

Giải thưởng VinFuture tuyên bố sẽ tôn vinh những trí tuệ xuất sắc không phân biệt quốc gia, giới tính, lứa tuổi. Họ là tác giả của các nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế đổi mới công nghệ nhằm giải quyết những thách thức chung của nhân loại.

Đó là nâng cao sức khỏe và chất lượng sống, xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, tạo cơ hội cho mọi người được hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ, nước sạch, năng lượng tái tạo, bình đẳng, công bằng, sản xuất và thương mại có trách nhiệm, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm 2022, giải thưởng chính được trao cho 5 nhà khoa học với các phát minh trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu. Đó là Giáo sư Sir Timothy John Berners-Lee, Tiến sĩ Vinton Gray Cerf, Tiến sĩ Emmanuel Desurvire, Tiến sĩ Robert Elliot Kahn và Giáo sư Sir David Neil Payne.

Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển được trao cho Thalappil Pradeep, giáo sư hóa học từ Học viện Công nghệ Ấn Độ Madras, với phát minh hệ thống lọc nước nhiễm arsen và kim loại nặng với chi phí thấp.

Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực tiên phong được trao chung cho tiến sĩ Demis Hassabis (Anh) và John Jumper (Mỹ) với công trình AlphaFold 2.

Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ được trao cho tiến sĩ Pamela Christine Ronald - nhà khoa học người Mỹ.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Chuyện tình từ giảng đường đại học của cặp đôi cùng đoạt Nobel

Cặp đôi thần kinh học nhà Moser đã kiên trì thực hiện cuộc tìm kiếm kéo dài hàng thập kỷ để tìm hiểu cách thức hoạt động của bộ não ở cấp độ tế bào.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm