Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các phương pháp điều trị viêm VA ở trẻ nhỏ

Viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp trẻ tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này.

Viêm VA thường đi kèm với những triệu chứng rõ rệt như nghẹt mũi, khó thở bằng mũi, ngáy khi ngủ, ho kéo dài, sốt, họng đau... Ảnh: Pexels.

Viêm VA (Végétations Adénoides) là tình trạng viêm nhiễm của mô lympho nằm sâu trong phần sau của mũi và phần trên của họng (vòm họng). Tình trạng này phổ biến ở trẻ nhỏ, khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Viêm VA thường gặp ở trẻ em từ 3 đến 7 tuổi, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của trẻ.

Viêm VA thường đi kèm với những triệu chứng rõ rệt, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ: Nghẹt mũi, khó thở bằng mũi, ngáy khi ngủ, ho kéo dài, sốt, họng đau hoặc cảm giác khó chịu ở vùng cổ, hơi thở có mùi.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây VA ở trẻ là do vi khuẩn, virus, dị ứng, môi trường, hệ thống miễn dịch, di truyền, tình trạng bệnh lý mắc phải… Tùy từng nguyên nhân, tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có phương pháp điều trị cụ thể.

Các thuốc điều trị viêm VA

Việc điều trị viêm VA phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tần suất tái phát của bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị phổ biến:

- Thuốc giảm đau và hạ sốt

Tác dụng: Các thuốc giảm đau, hạ sốt giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu khi viêm VA.

Một số thuốc thường dùng:

- Paracetamol (tylenol): Giúp giảm đau và hạ sốt, làm dịu các triệu chứng khó chịu. Dùng quá liều có thể gây tổn thương gan, buồn nôn, chán ăn, và đau bụng.

- Ibuprofen (advil, motrin): Có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Thuốc có thể gây đau dạ dày, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, và trong một số trường hợp hiếm gặp có thể gây ra vấn đề về tim mạch.

Lưu ý, cả hai thuốc này cần sử dụng theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Không dùng quá liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng.

- Thuốc kháng sinh

Tác dụng: Sử dụng thuốc kháng sinh khi viêm VA do nhiễm khuẩn. Các loại kháng sinh thường được dùng bao gồm amoxicillin, augmentin hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, dị ứng, phát ban và trong trường hợp hiếm có thể gây sốc phản vệ.

Lưu ý: Khi sử dụng kháng sinh phải có sự chỉ định của bác sĩ. Cần dùng hết liệu trình ngay cả khi triệu chứng đã giảm.

dieu tri viem VA anh 1

Viêm VA (Végétations Adénoides) là một tình trạng viêm nhiễm của mô lympho nằm sâu trong phần sau của mũi và phần trên của họng (vòm họng).

- Thuốc xịt mũi hoặc nước muối sinh lý

Tác dụng: Các thuốc này giúp làm giảm tắc nghẽn mũi và cải thiện hô hấp, mang lại sự dễ chịu cho trẻ.

Lưu ý: Thời gian sử dụng không quá 7 ngày một liệu trình, để tránh tình trạng kích ứng, cảm giác khô hoặc chảy máu mũi.

- Thuốc kháng histamine

Tác dụng: Sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu của dị ứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Một số thuốc thường dùng như loratadine, cetirizine...

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn ngủ, khô miệng, chóng mặt, và trong một số trường hợp có thể gây tăng nhịp tim.

- Phẫu thuật cắt VA

Trong trường hợp viêm VA tái phát nhiều lần hoặc gây ra các biến chứng như viêm tai giữa tái phát, ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp.. bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt VA. Đây là một thủ thuật đơn giản và thường không gây biến chứng nghiêm trọng.

Lưu ý khi điều trị VA

- Không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

- Theo dõi các triệu chứng và phản ứng của trẻ khi sử dụng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường, ngừng thuốc và đưa trẻ đi khám ngay.

- Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để giữ cho cổ họng ẩm và ăn uống đủ dinh dưỡng để hỗ trợ hệ miễn dịch.

- Nếu có dấu hiệu của biến chứng hoặc tình trạng không cải thiện, cần tái khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi trong quá trình điều trị sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

Để con được ốm

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

Gia đình 4 người cùng mắc ung thư gan

Khi nhập viện, chàng trai 26 tuổi ốm yếu, chỉ nặng 40 kg. Đáng chú ý, gia đình anh từng có ba người không qua khỏi vì bệnh này.

https://suckhoedoisong.vn/cac-phuong-phap-dieu-tri-viem-va-o-tre-nho-169240709101739534.htm

TS.BS Đoàn Thị Mai / Sức khỏe & Đời sống

Bạn có thể quan tâm