Sự phong phú của các loại mỹ phẩm khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn. Ảnh minh họa: Tima Miroshnichenko/Pexels. |
Các tín đồ làm đẹp có thể cảm thấy bối rối vì có khá nhiều thuật ngữ liên quan đến các sản phẩm chăm sóc da. Nếu không hiểu ý nghĩa của chúng, người mua có thể chọn sai sản phẩm, dẫn đến hiệu quả không được như mong đợi.
Dưới đây, The Zoe Report tổng hợp và giải thích những khái niệm phổ biến nhất trong ngành công nghiệp làm đẹp.
Khái niệm kiểm nghiệm da liễu còn khá mơ hồ. Ảnh minh họa: Sora Shimazaki/Pexels. |
Dermatologist-tested (Kiểm nghiệm da liễu)
Kiểm nghiệm da liễu có nghĩa là sản phẩm đã được ít nhất một bác sĩ da liễu kiểm nghiệm về các thông số như độ an toàn hay nhạy cảm. Tuy nhiên, cụm từ này không nói lên điều gì về loại thử nghiệm hay hiệu quả của nó.
Theo nhà hóa mỹ phẩm Victoria Fu, điều này cũng không có nghĩa là sản phẩm dán nhãn dermatologically-tested an toàn hơn những loại không được thử nghiệm.
Bác sĩ da liễu Ranella Hirsch (Massachusetts, Mỹ) bổ sung rằng vì không có định nghĩa pháp lý nên kiểm nghiệm da liễu có thể hiểu là chuyên gia da liễu đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng, hoặc chỉ đơn giản là bác sĩ đã sử dụng nó.
Nhãn thử nghiệm lâm sàng không ghi rõ đó là do người dùng hay chuyên gia thử nghiệm. Ảnh minh họa: Polinach/Pexels. |
Clinically-tested (Thử nghiệm lâm sàng)
Thử nghiệm lâm sàng có nghĩa là một loại mỹ phẩm đã được thử nghiệm kỹ lưỡng. Nếu người dùng phân vân giữa một sản phẩm đã được thử nghiệm và một loại chưa, hãy chọn vế đầu tiên.
Hiện có 2 loại thử nghiệm, một loại do người tiêu dùng sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian và điền vào bản tự đánh giá về trải nghiệm của họ.
Loại thứ 2 do chuyên gia tiến hành để đánh giá độ cải tiến của sản phẩm, được cho là khách quan hơn.
Không một loại mỹ phẩm nào đảm bảo chắc chắn sẽ không gây mụn. Ảnh minh họa: Koolshooters/Pexels. |
Non-comedogenic (Không gây mụn)
Trong trường hợp này, "non-comedogenic" ngụ ý rằng loại mỹ phẩm này không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và không gây ra mụn. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn cụ thể để một sản phẩm được dán nhãn này.
Thông thường, các sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng trong tối thiểu một tháng. Trong khoảng thời gian đó, người sử dụng sẽ được theo dõi xem họ có gặp tình trạng mụn trứng cá hay không.
Vì làn da của mỗi người đều khác nhau, nên nhãn dán này không đảm bảo sản phẩm đó sẽ không làm xuất hiện mụn.
Mỹ phẩm nào cũng đi kèm nguy cơ gây kích ứng. Ảnh minh họa: Madison Inouye/Pexels. |
Hypoallergenic (Không gây kích ứng)
Cụm từ "hypoallergenic" được các thương hiệu sử dụng rất phổ biến. Nhưng theo FDA, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, không có một tiêu chuẩn hoặc định nghĩa cụ thể nào về khái niệm này.
Do đó, những người có làn da nhạy cảm vẫn nên thận trọng khi sử dụng các loại mỹ phẩm này, bởi tất cả sản phẩm đều có nguy cơ gây kích ứng.
Nhiều sản phẩm dược mỹ phẩm cần sự kê đơn của bác sĩ trước khi sử dụng. Ảnh minh họa: Madison Inouye/Pexels. |
Cosmeceutical (Dược mỹ phẩm)
Dược mỹ phẩm mang đặc tính của mỹ phẩm và kết hợp với công dụng điều trị của dược phẩm.
Sản phẩm này có thể hàm chứa mức hoạt chất cao hơn, nên người sử dụng cần xem xét danh sách thành phần để hiểu rõ hơn về các tác dụng phụ tiềm ẩn.
Mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên chưa hẳn đã an toàn với mọi loại da. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels. |
Clean/ All natural (Hoàn toàn tự nhiên
Cả "Clean" và "All natural" đều ngụ ý rằng các sản phẩm có nhãn này an toàn hơn những loại khác.
Tuy vậy, công thức mỹ phẩm có chứa thành phần tự nhiên, thân thiện với môi trường không có nghĩa là nó an toàn với người sử dụng. Thành phần từ thiên nhiên rất phức tạp và có thể chứa nhiều chất gây dị ứng hơn so với loại tổng hợp.
Bên cạnh đó, giống như các thuật ngữ trên, hiện chưa có một quy định cụ thể về mỹ phẩm được gọi là "sạch".
Công thức của mỹ phẩm thuần chay được cho là không có thành phần liên quan đến động vật. Ảnh minh họa: Ekaterina Bolovtsova/Pexels. |
Vegan (Thuần chay)
Đây là loại mỹ phẩm không chứa bất kỳ thành phần có nguồn gốc động vật hoặc sản phẩm phụ nào từ động vật.
Bác sĩ da liễu Ranella Hirsch cho biết người dùng có thể dễ dàng kiểm tra xem một sản phẩm có thuần chay không bằng cách đọc danh sách thành phần.
Người dùng có thể chưa hiểu rõ về nhãn dán không chứa dầu. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels. |
Oil-free (Không chứa dầu)
Đây là loại mỹ phẩm có thể kiểm soát và hạn chế lượng dầu trên mặt. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều công thức chứa dầu nhưng vẫn phù hợp với da dễ bị mụn và da dầu.
Ngoài ra, thuật ngữ này có rất nhiều cách hiểu, điển hình nhất là danh sách thành phần không chứa dầu, hoặc công thức không sử dụng chất béo hoặc dầu truyền thống, nhưng vẫn có dầu silicone.
Tái thương mại trong ngành thời trang
Cuốn Thế giới không rác thải của Ron Gonen mời gọi độc giả tham gia vào bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vững và thịnh vượng, đề cao giá trị lâu dài. Ở đó, tác giả chỉ ra rằng thuật ngữ tái chế hóa học đang chỉ một quy trình mới rất thú vị có thể phá vỡ sợi vải trở về các thành phần hóa học cơ bản, từ đó trở thành một nguồn tuần hoàn để tạo ra các sợi vải mới.