Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: Marca. |
Báo cáo về giới siêu giàu của công ty Altrata cho thấy số tỷ phú trên thế giới đã giảm 3,5% vào năm 2022 xuống còn 3.194 người, mức giảm đầu tiên kể từ năm 2018, South China Morning Post đưa tin.
Tài sản tích lũy của giới siêu giàu đã giảm 5,5% xuống còn 11.100 tỷ USD do lạm phát gia tăng và bất ổn toàn cầu. Giá trị tài sản của các tỷ phú trong nhiều lĩnh vực - từ dịch vụ tiêu dùng đến năng lượng, chăm sóc sức khỏe và khách sạn - đều giảm ít nhất 5% trong năm 2022.
Trong đó, Trung Quốc chứng kiến mức giảm lớn nhất là 11%, xuống còn 357 tỷ phú. Tổng tài sản do những cá nhân này nắm giữ cũng giảm 9,3%, xuống còn 1.300 tỷ USD - mức sụt giảm hàng năm lớn thứ hai trong thập kỷ qua.
Mỹ cũng cho thấy mức giảm 2,1% với 955 tỷ phú. Tài sản của nhóm này giảm 5,2%, xuống còn 4.200 tỷ USD. Song mức giảm tương đối khiêm tốn này đã giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu và nới rộng khoảng cách với Trung Quốc.
Theo sau Mỹ và Trung Quốc trong bảng xếp hạng lần lượt là Đức, Anh và Ấn Độ. Trong 15 khu vực đứng đầu về số lượng tỷ phú, chỉ có Singapore và Nga có sự gia tăng.
“Năm 2022 là một năm nhiều biến động với nền kinh tế thế giới, từ đại dịch toàn cầu đến xung đột ở châu Âu, lạm phát tăng, căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng sâu sắc và sự định hình lại trật tự địa chính trị”, báo cáo cho biết.
Nền kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,4%, với mức lạm phát cao 7,3% ở các nền kinh tế tiên tiến và 9,8% ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Trong khi đó, chỉ số MSCI - thước đo hiệu suất của các thị trường chứng khoán trên toàn cầu - đã giảm 18%.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.